Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Liệt kê - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Liệt kê - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê, phân biệt được các kiểu liệt kê

2. Kĩ năng

- Có kỹ năng phân tích tác dụng, sử dụng phép liệt kê trong khi nói và viết.

3. Thái độ

- Sử dụng, hiệu quả phép liệt kê trong khi nói và viết.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

Câu hỏi: Lấy ví dụ một số câu có sử dụng Chủ - Vị để mở rộng câu, chỉ rõ chức năng của cụm

Chủ - Vị đó trong câu?

3. Bài mới

Trong nói và viết văn thì không thể thiếu phép liệt kê. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về phép liệt kê.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là liệt kê

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc bài tập 1 phần I Sách giáo khoa - Trang 104.

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu in đậm?

I. Thế nào là phép liệt kê?

1. Bài tập:

a) Bài tập 1 Sách giáo khoa

- Về cấu tạo: Có mô hình cú pháp (kết cấu tương tự nhau)

+ Bát yến hấp đường phèn…

+ tráp đồi mồi chữ nhật để mở…

+ nào ống thuốc bạc,

+ nào đồng hồ vàng

+ ngoáy tai, ví thuốc…

Hỏi: Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự trên có ý nghĩa và tác dụng gì?

- Về ý nghĩa: Các đồ vật này cùng nói về những món đồ sang trọng bày nhan nhản bên cạnh tên quan phủ.

- Giáo viên: Cách viết trên chính là liệt kê.

Hỏi: Vậy thế nào là phép liệt kê? Phép liệt kê có tác dụng gì?

- Học sinh trả lời

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc ghi nhớ 1 Sách giáo khoa - trang 105

- Giáo viên chốt

b)Tác dụng của cách nêu trên là: Làm nổi bật sự xa hoa của tên quan phủ đối lập hoàn toàn với hoàn cảnh của dân phu đang khốn đốn, sầu thảm ngoài mưa gió.

2. Kết luận:

*Ghi nhớ 1 Sách giáo khoa - trang 105

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiểu liệt kê

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 1

Hỏi: Em có nhận xét gì về cấu tạo các phép liệt kê trong phần a, b có gì khác nhau?

II. Các kiểu liệt kê

1. Bài tập:

a. Bài tập1 (Sách giáo khoa – Trang 105)

* Về cấu tạo:

- Câu a: Sử dụng phép liệt kê không theo từng cặp.

- Câu b: Sử dụng phép liệt kê theo từng cặp

(với quan hệ từ “và”)

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc bài tập 2 phần II.

Hỏi: Đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê ở câu a, b rồi rút ra kết luận, nhận xét về mặt ý nghĩa các phép liệt kê ấy có gì khác nhau?

b. Bài tập 2:

- Nhận xét

- Câu a: Có thể đảo thứ tự các bộ phận trong phép liệt kê.

- Câu b: Không thể đảo thứ tự các bộ phận trong phép liệt kê.

- Xét về ý nghĩa có:

+ Liệt kê không tăng tiến (câu a)

+ Liệt kê tăng tiến (câu b)

Hỏi: Từ việc giải 2 bài tập trên hãy trình bày kết quả phân loại của phép liệt kê bằng sơ đồ?

c. Bài tập 3:

- Kết quả phân loại phép liệt kê bằng sơ đồ và bảng

Phép liệt kê
Phân loại theo câu tạoPhân loại theo ý nghĩa

Kiểu liệt kê theo từng cặp

Kiểu liệt kê không theo từng cặp

kiểu liệt kê tăng tiến

Kiểu liệt kê không tăng tiến

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ 2 Sách giáo khoa - Trang 105

2. Kết luận: Ghi nhớ 2 - trang 105

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiểu liệt kê

- Học sinh thực hiện theo nhóm

- Nhóm 1+ 2: Bài 1

- Nhóm 3:

III. Luỵên tập.

1. Bài tập 1:

- Đoạn văn có sử dụng phép liệt kê.

+ “Lịch sử …dân ta. Chúng ta có quền tự hoà về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…”

Đoạn 2: (Thân bài) sử dụng phép liệt kê với mô hình liên kết “Từ … đến”

Từ câu 2 => câu 4 sử dụng phép liệt kê

- Bài 2a

- Nhóm 4: Bài 2b

Các nhóm tự thảo luận và ghi chép kết quả cuối cùng

Giáo viên gọi các nhóm trưởng báo cáo kết quả của nhóm, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

Giáo viên chốt bằng nhận xét, sửa sai (nếu có)

- Giáo viên hướng dẫn bài tập 3- Học sinh thực hiện ở nhà.

2. Bài tập 2:

Câu a:

- Dưới lòng đường…trên vỉa hè, trong cửa tiệm… những culi xe, những quả dưa hấu… những xâu lạp sườn… cái rốn của một chú khách.. một viên quan uể oải

Câu b)

…Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

4. Củng cố, luyện tập

- Thế nào là phép liệt kê? Nêu các kiểu liệt kê? Và cho biết tác dụng của phép liệt kê?

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn nội dung bài học, học thuộc lòng ghi nhớ 1,2 làm bài tập 3

- Chuẩn bị bài: Ca Huế trên sông Hương (đọc trả lời câu hỏi đọc hiểu sách giáo khoa)