Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Cách làm bài văn lập luận giải thích - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Cách làm bài văn lập luận giải thích - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích.

- Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi câu cần tránh trong lúc làm bài

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, phát triển ý thành đoạn văn

3. Thái độ

- Có ý thức trau dồi tri thức, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức của bản thân thông qua những bài văn giải thích.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

Câu hỏi 1: Nhu cầu và mục đích giải thích trong đời sống và trong nghị luận như thế nào?

Câu hỏi 2: Thế nào là phép lập luận giải thích? Có những cách giải thích nào trong văm nghị luận?

3. Bài mới

- Các em đã được tìm hiểu về văn lập luận giải thích. Vậy bài văn lập luận giải thích được trình bày ra sao cách lập luận như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bước làm bài

- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài trong sách giáo khoa.

Câu hỏi: Nhắc lại các bước làm một bài văn bình thường? (4 bước)

Câu hỏi 1: Đề bài nêu trong sách giáo khoa đặt ra yêu cầu gì?

I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích.

* Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích câu tục ngữ đó.

Câu hỏi: Nhắc lại các bước làm một bài văn bình thường? (4 bước)

Câu hỏi 1: Đề bài nêu trong sách giáo khoa đặt ra yêu cầu gì?

1. Tìm hiểu đề và tìm ý.

- Yêu cầu: Giới thiệu nội dung câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Câu hỏi 2: Người làm bài có cần giải thích tại sao “Đi một ngày đàng, học một sáng khôn” không? Tại sao

Câu hỏi 3: Làm thế nào để tìm hiểu được ý nghĩa chuẩn xác và đầy đủ của câu tục ngữ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời nhanh

Câu hỏi: Bài văn lập luận giải thích có nên gồm 3 phần chính giống như bài văn lập luận chứng minh không? Tại sao?

- Làm sáng tỏ nghĩa đen, nghĩa bóng và ý nghĩa sâu xa của nó.

- Đề yêu cầu phép lập luận và giải thích

- Để tìm được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ cần:

+ Hỏi những người hiểu biết hơn

+ Tham khảo sách báo

+ Tra từ điển

+ Tự suy nghĩ

+ Liên hệ với ca dao tục ngữ có nội dung tương tự...

Câu hỏi: Phần mở bài trong bài văn lập luận giải thích cần phải đạt được yêu cầu gì?

(mang định hướng giải thích, gợi nhu cầu được hiểu biết)

2. Lập dàn bài:

a. Mở bài:

- Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết thành kinh nghiệm, thể hịên khát vọng đi nhiều nơi để mở mang tầm hiểu biết

Câu hỏi: Phần thân bài trong bài văn lập luận giải thích phải làm nhiệm vụ gì?

Câu hỏi: Để làm cho ý nghĩa của câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” trở nên dễ hiểu đối với người đọc, người nghe, thì nên sắp xếp các ý đã tìm được theo trình tự nào?

b. Thân bài: Triển khai việc giải thích

- Giải thích nghĩa đen:

+ Đi một ngày đàng, nghĩa là gì?

+ Học một sáng khôn, nghĩa là gì?

(chú ý: Cách đo –không gian = đơn vị ngày

- Trí khôn được đo = sàng có gì đặc biệt)

- Giải thích nghĩa bóng

* Suy nghĩ câu tục ngữ và đúc kết một kinh nghiệm về nhận thức không? kinh nghiệm đó là gì?

- Nghĩa sâu: Liên hệ với các dị bản khác

Câu hỏi: Phần kết bài trong văn lập luận giải thích phải làm nhiệm vụ gì?

Câu hỏi: Em có thể rút ra kết luận gì về việc lập dàn ý cho một bài văn lập luận giải thích?

c. Kết bài.

- Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ

- Kết luận: ý 2 – ghi nhớ – Sách giáo khoa - Trang 86

- Giáo viên cho học sinh đọc đoạn mở bài trong sách giáo khoa

Câu hỏi: Các đoạn mở bài này có đáp ứng được yêu cầu của đề bài lập lụân giải thích không?

Câu hỏi: Có phải mỗi bài văn chỉ có 1 cách mở bài duy nhất hay không?

3. Viết bài:

a. Viết mở bài: Có thể theo 1 trong 3 cách

+ Đi thẳng vào vấn đề

+ Đối lập hoàn cảnh với ý thức

+ Nhìn từ chung đến riêng

- Giáo viên lần lượt cho học sinh đọc các thân bài khác nhau.

Câu hỏi: Làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài liên kết được với phần mở bài?

Câu hỏi: Cần làm gì để các đoạn sau của thân bài liên kết được với đoạn trước của nó?

b. Viết thân bài:

- Đoạn đầu tiên của phần thân bài phải liên kết với phần mở bài, phù hợp với mở bài.

- Các đoạn sau của thân bài phải liên kết được với đoạn trước nó.

Câu hỏi: Nên giải thích nghĩa đen như thế nào?

- Giải thích nghĩa đen: của từng câu tục ngữ, giải thích từng vế câu trước rồi giải thích nghĩa đen của câu.

Câu hỏi: Nên viết đoạn văn giải thích nghĩa bóng như thế nào?

- Viết đoạn văn giải thích nghĩa bóng phải đặt vào mối quan hệ với nghĩa đen xem có hợp lôgic không.

Câu hỏi: Viết đoạn văn giải thích nghĩa sâu như thế nào?

- Viết đoạn văn giải thích nghĩa sâu phải có liên hệ với câu ca dao, tục ngữ khác có nét tương đồng về mặt nội dung, có sự so sánh phân tích với nội dung của câu tục ngữ đó.

- Học sinh đọc đoạn kết bài sách giáo khoa và nêu.

Câu hỏi: Kết bài ấy đã cho thấy rõ là vấn đề đã được giải thích xong chưa?

Câu hỏi: Có phải mỗi đề văn chỉ có một cách kết bài duy nhất hay không?

c. Kết bài:

- Có nhiều cách kết bài sao cho phù hợp với cách mở bài.

4. Đọc lại và sửa chữa.

* Kết luận chung

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

- Học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Câu hỏi: Hãy tự viết những cách viết bài văn khác cho đề bài trên.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết 1 đoạn văn kết bài.

1 - 2 học sinh đọc kết bài của bạn.

II. Luyện tập.

4. Củng cố, luyện tập

- Giáo viên củng cố nội dung ghi nhớ

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn nội dung bài học, học thuộc lòng phần ghi nhớ sách giáo khoa trang 86

- Chuẩn bị bai lập luận giải thích

* Làm thật kĩ phần: Chuẩn bị ở nhà theo các yêu cầu sách giáo khoa