Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Hoạt động ngữ văn (tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Hoạt động ngữ văn (tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, đúng giọng và phần nào thể hiện được tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.

- Khắc phục kiểu đọc nhỏ, lúng túng, phát âm ngọng,... , luyện chính tả

2. Kĩ năng

- Củng cố các kĩ năng đọc diễn cảm, kĩ năng viết chính tả, đặt câu, dùng từ.

3. Thái độ

- Có thái độ yêu thích môn học, có ý thức luyện đọc viết chính tả,...

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

- Đọc diễn cảm văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

3. Bài mới

- Để củng cố kĩ năng đọc diễn cảm, biết bộc lộ tình cảm cảm xúc trong từng bài học qua sắc thái giọng đọc chúng ta cùng Hoạt động ngữ văn (Tiếp)

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn tổ chức đọc.

1- Yêu cầu đọc:

- Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt câu đúng, rõ ràng, mạch lạc.

- Đọc diễn cảm: Thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản.

2- Tiến trình giờ học:

Đọc 2 bài:

+ Đức tính giản dị của Bác Hồ.

+ Ý nghĩa văn chương.

- Giáo viên đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc bộc lộ tình cảm qua sắc thái giọng đọc.

- Giáo viên đọc trước 1 lần. Học sinh khá đọc tiếp 1 lần, sau đó lần lượt gọi 4 - 7 học sinh đọc từng đoạn cho hết.

1. Hướng dẫn tổ chức đọc:

1- Đức tính giản dị của Bác Hồ

* Giọng chung: Nhiệt tình, ca ngợi, giản dị mà trang trọng. Các câu văn trong bài, nhìn chung khá dài, nhiều vế, nhiều thành phần nhưng vẫn rất mạch lạc và nhất quán. Cần ngắt câu cho đúng. Lại cần lưu ý các câu cảm có dấu (!)

* Câu 1: Nhấn mạnh ngữ: sự nhất quán, lay trời chuyển đất.

* Câu 2: Tăng cảm xúc ca ngợi vào các từ ngữ: Rất lạ thường, rất kì diệu; nhịp điệu liệt kê ở các đồng trạng ngữ, đồng vị ngữ: Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.

* Đoạn 3 và 4: Con người của Bác... thế giới ngày nay: Giọng đọc tình cảm ấm áp, gần với giọng kể chuyện. Lưu ý nhấn giọng ở các từ ngữ càng, thực sự văn minh...

* Đoạn cuối:

- Cần phân biệt lời văn của tác giả và trích lời của Bác Hồ. Hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng và thống thiết.

- Văn bản này cũng không phải là trọng tâm của tiết 128, nên sau khi hướng dẫn cách đọc chung, chỉ gọi 2 - 3 học sinh đọc 1 lần.

Hoạt động 2. Giáo viên tổng kết chung Hoạt động luyện đọc văn bản nghị luận:

- Số học sinh được đọc trong 2 tiết, chất lượng đọc, kĩ năng đọc; những hiện tượng cần lưu ý khắc phục.

- Những điểm cần rút ra khi đọc văn bản nghị luận.

+ Sự khác nhau giữa đọc văn bản nghị luận và văn bản tự sự hoặc trữ tình. Điều chủ yếu là văn nghị luận cần trước hết ở giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận. Tuy nhiên, vẫn rất cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm.

2- Ý nghĩa văn chương Xác định giọng đọc chung của văn bản: giọng đọc chậm, trữ tình giản dị, tình cảm sâu lắng, thấm thía.

* 2 câu đầu: giọng kể chuyện lâm li, buồn thương, câu thứ 3 giọng tỉnh táo, khái quát.

* Đoạn: Câu chuyện có lẽ chỉ là... gợi lòng vị tha:

- Giọng tâm tình thủ thỉ như lời trò chuyện.

* Đoạn: Vậy thì... hết: Tiếp tục với giọng tâm tình, thủ thỉ như đoạn 2.

- Lưu ý câu cuối cùng, giọng ngạc nhiên như không thể hình dung nổi được cảnh tượng nếu xảy ra.

4. Củng cố, luyện tập

- Giáo viên lưu ý cho học sinh cách đọc để các em về nhà luyện đọc

5. Hướng dẫn về nhà

- Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đoạn mà em thích nhất.

Tập đọc diễn cảm các văn bản thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn 7.