Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nắm được nội dung cảm xúc về tác phẩm văn học và những yêu cầu khi viết văn biểu cảm về tác phẩm văn học.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng phân tích một tác phẩm văn học biểu cảm

- Lập dàn ý cho một đề bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

3. Thái độ

- Có ý thức ham học, ý thức trau dồi kĩ năng nhận biết và sử dụng thành ngữ trong nói và viết.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, đọc sách tham khảo, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, đọc trước bài tập, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

Hỏi: Yếu tố tự sự và miêu tả có ý nghĩa như thế nào đối với văn bản biểu cảm?

3. Bài mới

Ở những giờ học trước chúng ta đã được học về đặc điểm của văn biểu cảm, cách làm bài văn biểu cảm về sự vật con người. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một dạng văn biểu cảm mới “Văn biểu cảm về tác phẩm văn học”.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Hỏi: Bài văn viết về tác phẩm nào?

Hỏi: Hãy đọc liền mạch bài thơ đó?

- Học sinh đọc bài thơ.

I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn hoc.

a. Bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Qua Đèo Ngang"?

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

(Bà Huyện Thanh Quan)

Hỏi: Phát biểu cảm nghĩ của mình về bài thơ bằng cách nào?

- Phát biểu cảm nghĩ: Thể hiện những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm về nội dung và hình thức của tác phẩm thông qua các hình ảnh, ngôn ngữ…

Hỏi: Bài văn trên có bố cục mấy phần? Nêu nhiệm vụ của từng phần?

Hỏi: Những cảm xúc, ấn tượng và lời giới thiệu chung của người viết về bài thơ được trình bày trong phần mở bài như thế nào

* Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm, nêu ấn tượng, cảm nhận chung (Đây là một bài thơ hay, bộc lộ những tâm sự riêng của Bà Huyện Thanh Quan khi đặt chân tới Đèo Ngang trong buổi chiều tà. Đây là bài thơ trung đại mà em yêu thích)

Hỏi: Hình dung, liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm và những cảm xúc về nội dung và hình thức của tác phẩm. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn?

* Thân bài

- Hình dung, tưởng tượng về bức tranh cảnh Đèo Ngang trong buổi chiều tà được tác giả ghi lại trong bốn câu thơ đầu.

+ Khung cảnh thoáng đãng mà hẻo lánh

+ Thấp thoáng có sự sống của con người nhưng vẫn hoang vu

=> Cảm nhận như có một nỗi buồn xâm chiếm lòng người khi đọc bốn câu thơ đầu

- Đồng cảm, thấu hiểu tâm trạng của nữ sĩ khi đọc bốn câu thơ cuối

+ Âm thanh của tiếng chim hay chính là tiếng lòng nhớ nước thương nhà của nhà thơ

+ Tâm trạng cô đơn không người chia sẻ của thi sĩ giữa núi đèo hoang vu, rộng lớn, cô liêu.

- Liên tưởng, so sánh giữa cụm từ ta với ta trong bài thơ trên và cụm từ ta với ta trong bài thơ Bạn đến chơi nhà

- Yêu thích phong cách thơ trang nhã, cổ điển mang màu sắc hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan: Giọng thơ trầm buồn, nghệ thuật đối, tả cảnh ngụ tình...

Hỏi: Phần kết bài nêu ra những ấn tượng chung như thế nào về bài thơ

Hỏi: Do đâu mà tác giả có những liên tưởng, tưởng tượng và suy ngẫm đó?

* Kết bài

- Bài thơ có sức hấp dẫn đặc biệt đối với các thế hệ bạn đọc.

- Những suy ngẫm của người viết: Cảm nhận được lòng yêu nước, thương nhà thiết tha của bà Huyện Thanh Quan.

=> Do bài thơ gợi lên, nó gắn với từng lời, từng câu của tác phẩm.

Hỏi: Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học?

Hỏi: Bố cục của bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học có mấy phần? Cho biết nội dung của từng phần:

- Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa

- Giáo viên chốt

2. Kết luận:

Ghi nhớ: Sách giáo khoa – Trang 147

Hoạt động 2. Hướng dẫn tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 1

=> Giáo viên gợi dẫn

- Giáo viên yêu cầu học sinh xem lại phần đọc hiểu văn bản để chuẩn bị bài nói của mình.

II. Luyện tập

1. Bài tập 1:

* Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” (Hồ Chí Minh).

- Cảm xúc của người viết bắt nguồn từ cái gì?

+ Từ một so sánh mới mẻ, hấp dẫn (C1)

+ Từ những hành động quấn quýt, sinh động (C2)

+ Từ sự hài hoà giữa cảnh và người (C3)

+ Từ tâm hồn cao cả của Bác Hồ (C4)

4. Củng cố, luyện tập

- Giáo viên nhắc lại yêu cầu khi viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.

- Bố cục của một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.

5. Hướng dẫn về nhà

- Học thuộc ghi nhớ, làm các bài tập còn lại

- Ôn tập văn bản biểu cảm về con người

- Chuẩn bị bài viết tập làm văn số 3