Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Ôn tập văn biểu cảm - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Ôn tập văn biểu cảm - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Củng cố, ôn lại những kiến thức trọng tâm về lý thuyết làm văn biểu cảm.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng tìm ý, tìm hiểu đề, lập dàn ý của bài văn biểu cảm.

- Kỹ năng khái quát, hệ thống kiến thức

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức tự giác học tập, có sự tưởng tượng, liên tưởng phong phú.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

Hỏi: Thế nào là văn biểu cảm? Các cách lập ý cho bài văn biểu cảm?

3. Bài mới

- Bài học hôm nay sẽ giúp các em ôn tập kiến thức về văn bản biểu cảm đã học.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn ôn tập khái niệm văn biểu cảm:

Câu hỏi 1: Thế nào là văn biểu cảm?

Câu hỏi 3: Khái niệm về văn miêu tả:

=> Văn miêu tả nhằm tái hiện lại đối tượng (người, vật, cảnh) nhằm dựng lên một chân dung đầy đủ chi tiết, sinh động về đối tượng để người đọc, người nghe có thể hình dung rõ ràng về đối tượng ấy.

I. Ôn lại khái niệm văn biểu cảm:

- Văn biểu cảm là kiểu văn bản bày tỏ tình cảm, thái độ và sự đánh giá của con người đối với thiên nhiên, cuộc sống.

- Muốn bày tỏ thái độ, tình cảm thông qua tự sự, miêu tả.

+ Cảm xúc là yếu tố đầu tiên, quan trọng. Đó là sự xúc động của con người trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống.

Chính sự xúc động ấy => nhu cầu biểu cảm.

Hoạt động 2. Phân biệt sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm:

Ví dụ: Các yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm:

- Ví dụ 1: “…. hai cây đứng đôi nhau trước tầm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đoá hoa ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc. ”

-“Cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. ”

=> So sánh (đoạn văn Hoa hải đường (B5))

Ví dụ 2:

“Phượng ở lại một mình”

“Phượng thức canh gác nhà trường, sân trường …………”

“Hoa phượng khóc …hoa phượng nở, hoa phượng nhớ…. ”

(Nhân hoá => hoa học trò) (B7)

Ví dụ 3: Tác giả miêu tả hàng loạt cảnh và con người An Giang bằng cách so sánh.

II. Phân biệt sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm.

Văn miêu tảVăn biểu cảm

- Nhằm tái hiện đối tượng (người, vật, cảnh) sao cho người đọc, người nghe cảm nhận, hình dung rõ ràng về đối tượng ấy.

- Miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của đối tượng mà nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình.

- Do đó văn biểu cảm sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá.

Hoạt động 3. Phân biệt sự khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm:

Hỏi: Khái niệm văn tự sự

=> Văn tự sự là kể lại 1 sự việc câu chuyện có nguyên nhân, diễn biến, kết quả để người đọc, người nghe có thê hiểu, nhớ và kể lại được.

Hỏi: Đọc lại bài “Kẹo mầm” (B11) hãy cho biết văn bản biểu cảm khác tự sự ở chỗ nào?

- Học sinh thảo luận và tự trả lời (câu chuyện như thế nào? xảy ra lúc nào? dụng ý kể)

- Kể lại câu chuyện về việc Đổi tóc rối rụng của mẹ, chị lấy kẹo mầm ăn.

=> Thể hiện tình cảm nhớ thương mẹ da diết của nhân vật

III: Phân biệt sự khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm.

Văn tự sựVăn biểu cảm
- Yêu cầu kể lại 1 câu chuyện (sự việc) có đầu có cuối; có nguyên nhân, diễn biết, kết quả nhằm tái hiện những sự kiện hoặc những kỉ niệm trong ký ức để người đọc, người nghe có thể nhớ, kể lại và hiểu về câu chuyện đó.

- Thường là nhớ lại những sự việc trong quá khứ, những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm, từ đó nói lên cảm xúc qua sự việc.

-Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm không đi sâu vào nguyên nhân, kết quả của câu chuyện (sự việc) mà chỉ mang vai trò khêu gơi tình cảm của người viết.

Hỏi: Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì?

Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm như thế nào? Cho ví dụ?

- Giáo viên yêu cầu chỉ ra ví dụ?

+ Các đoạn văn sách giáo khoa (câu 1)

“tôi”

=> Sự khác nhau.

Hỏi: Bài văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ nào?

Hỏi: Người ta nói ngôn ngữ văn biẻu cảm gần với thơ, em có đồng ý không? Tại sao?

3. Bài tập 3:

- Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò là phương tiện để người viết thể hiện thái độ, tình cảm và sự đánh giá của mình (nói cách khác tự sự miêu tả đóng vai trò làm giá đỡ, làm nền cho cảm xúc)

- Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ không cụ thể, bởi vì tính cách cảm xúc của người phát sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể.

4. Bài tập 4:

Các bước thực hiện một bài văn biểu cảm

+ Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

+ Bước 2: Lập dàn bài

+ Bước 3: Viết bài

+ Bước 4: Kiểm tra và sửa chữa bài

* Đề bài: Cảm nghĩ mùa xuân.

* Dàn bài gợi ý:

A. Mở bài.

- Nêu cảm nghĩ chung về mùa xuân

B. Thân bài: Những cảm nghĩ cụ thể về mùa xuân

a. Mùa xuân của thiên nhiên.

- Cảnh sắc, thời tiết, cây cỏ, chim muông.

b. Mùa xuân của con người:

Tuổi tác, nghề nghiệp, tâm trạng, suy nghĩ…

c. Phát biểu cảm nghĩ:

- Thích, không thích? Tại sao?

- Kể, bộc lộ cảm xúc.

- Vì sao mong đợi hoặc không mong đợi mùa xuân đến.

C. Kết bài

Mùa xuân đem lại cho ta biết bao suy nghĩ về mình và về mọi người.

5. Bài tập 5.

- Các biện pháp tu từ thường gặp trong biểu cảm: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ.

- Ngôn ngữ văn biẻu cảm gần với thơ vì: Nó có mục đích biểu cảm như thơ.

+ Trong cách biểu cảm trực tiếp người viết sử dụng ngôi thứ nhất (em, tôi …) trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình bằng lời than, lời nhắn.

+ Trong cách biểu cảm gián tiếp, tình cảm được ẩn trong các hình ảnh.

4. Củng cố, luyện tập

- Nêu khái niệm văn biểu cảm?

- Phân biệt văn biểu cảm và văn miêu tả, phân biệt văn biểu cảm và văn tự sự

5. Hướng dẫn về nhà

- Xem lại các đề văn, đọc bài tham khả, ôn luyện lý thuyết.