Giáo án: Mùa xuân của tôi - Ngữ Văn lớp 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hoc sinh cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh mùa xuân ở Hà Nội và mùa xuân ở nước ta được tái hiện trong bài tuỳ bút.
- Thấy được tình yêu quê hương, đất nước thiết tha của tác giả thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích thể tuỳ bút.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước, biết cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
Hỏi: Trong bài văn “Một thứ quà của lúa non: Cốm” tác giả đã thể hiện tình cảm của mình đối với Cốm như thế nào?
Hỏi: Qua bài tuỳ bút em hiểu gì về Cốm?
3. Bài mới
Thương nhớ mười hai (1960 - 1971) được đánh giá là tác phẩm xuất sắc nhất của tác giả Vũ Bằng. Trong những năm tháng chiến tranh, đất nước chia cắt, sống ở Sài Gòn nhà văn đã gửi vào trang sách nỗi buồn, nỗi nhớ thương da diết, quặn đau về Hà Nội, về miền Bắc, về gia đình với niềm mong mỏi đất nước hoà bình, thống nhất.
Mùa xuân của tôi là đoạn trích nằm trong bài "Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt". Bài tuỳ bút tái hiện một cách tài tình không khí, cảnh sắc, một vài phong tục văn hoá đất Bắc và Hà Nội vào những ngày tháng giêng đầu xuân qua nỗi lòng thương nhớ của tác giả.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt | ||||
---|---|---|---|---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích: - Giáo viên hướng dẫn cách đọc - Giáo viên đọc mẫu một đoạn rồi gọi 2 học sinh đọc tiếp - Giáo viên nhân xét: | I. Đọc, tìm hiểu chú thích 1. Đọc: - Giọng đọc chậm rãi, sâu lắng, mềm mại, lưu ý câu đọc với các câu cảm thán | ||||
Câu hỏi: Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm? | 2. Tìm hiểu chú thích: a. Tác giả, tác phẩm - Tác giả: + Vũ Bằng (1913 -1984) quê ở Hà Nội + Sau năm 1954 ông vào sinh sống ở Sài Gòn + Ông là một nhà văn, nhà báo và nhà hoạt động cách mạng. + Ông có sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút và bút kí. - Tác phẩm: Trích từ thiên tuỳ bút“ Tháng riêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tuỳ bút “Thương nhớ mười hai | ||||
Câu hỏi: Dựa vào phần chú thích em hãy giải thích nghĩa của các từ pha lê, ra ràng? | b. Từ khó: - Pha lê: - Ra ràng: | ||||
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích: Câu hỏi: Văn bản thuộc thể loại nào? kiểu văn bản nào? Câu hỏi: Văn bản được triển khai theo bố cục như thế nào? | II. Tìm hiểu văn bản: 1. Kiểu văn bản: Biểu cảm. Thể loại: Tuỳ bút mang tính chất hồi ký. 3. Bố cục: gồm 3 phần: - Phần 1: Từ đầu => “mê luyến mùa xuân”: tình cảm của con người đối với mùa xuân. - Phần 2: Tiếp => “Mở hội liên hoan”: cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và trong lòng người. - Phần 3: Còn lại: cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân, trong dịp tháng giêng. | ||||
Học sinh đọc đoạn 1 Hỏi: Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của con người đối với mùa xuân? Hỏi: Ở đây biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Nêu hiệu quả của nó? | 3. Phân tích: a. Tình yêu mùa xuân “Ai bảo... đừng thương... ai cấm được... thì mới hết”. - Nghệ thuật: điệp từ, điệp ngữ, điệp kiểu câu: Tác dụng: +Tạo cho hơi văn, giọng văn cái duyên dáng mà không kém phần mạnh mẽ. + Khẳng định, nhấn mạnh tình yêu mùa xuân của con người là một quy luật tất yếu: yêu mến mùa xuân, yêu mến tháng giêng - mùa khởi đầu của tình yêu, hạnh phúc, tuổi trẻ, đất trời, lòng người. | ||||
Hỏi: Vì sao tác giả lại mở đầu đoạn bằng câu “Mùa xuân của tôi”? | b. Cảnh sằc và không khí mùa xuân - Mùa xuân của tôi: + Đó là mùa xuân riêng trong hồi tưởng của những người xa xứ, một mùa xuân mang sắc thái riêng. + Cách nói hợp lí và phù hợp với tâm trạng | ||||
Hỏi: Chỉ ra các chi tiết miêu tả về thiên nhiên và khí hậu của mùa xuân miền Bắc. | - Những hình ảnh tiêu biểu của mùa xuân tháng giêng + Cảnh thiên nhiên, khí hậu | ||||
Hỏi: Em có nhận xét về nghệ thuật miêu tả? Hỏi: Em có nhận xét gì về cảnh thiên nhiên đó? Hỏi: Qua không khí mùa xuân ở trong mỗi gia đình thể hiện tình cảm gì của tác giả? | => Mưa riêu riêu, gió lành lạnh… đẹp như thơ mộng” => Cái rét ngọt ngào …. căm căm nữa => Tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo vọng lại, câu hát huê tình của cô gái đẹp… -> Nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, sử dụng từ láy đặc sắc… => Khung cảnh mang màu sắc đặc trưng của vùng Bắc Bộ + Cảnh trong nhà: Bàn thờ, đèn nến, hương trầm, bầu không khí gia đình đoàn viên yên ả. | ||||
Hỏi: Tác giả có tình cảm như thế nào khi nói về mùa xuân riêng của mình? | => Tình cảm gia đình gắn bó, yêu thương sâu nặng…. - Tình cảm, cảm xúc của tác giả. + Tôi yêu sông xanh núi tím + Tôi yêu đôi mày (…) + Mùa xuân của tôi – Mùa xuân Bắc Việt… + Cái mùa xuân thần thánh của tôi… + Nhựa sống trong người căng lên + Tim dường như trẻ hơn ra và đập mạnh hơn………. | ||||
Hỏi: Ở đây tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào để bộc lộ tình cảm của mình? | => Nghệ thuật so sánh, hình ảnh gợi cảm giúp làm nổi bật sức sống của mùa xuân trong thiên nhiên và trong lòng người. => Giọng văn kể, tả kết hợp nhịp nhàng với biểu cảm trực tiếp làm khắc sâu tình cảm thắm thiết nồng nàn của tác giả đối với mùa xuân Bắc Việt. | ||||
Hỏi: Em hãy so sánh cảnh mùa xuân trước và sau tháng giêng trong cái nhìn và cảm nhận của tác giả Sự so sánh đó biểu hiện điều gì? Hỏi: Nêu giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của bài văn? | C. Cảnh sắc và hương vị mùa xuân Hà Nội sau ngày rằm tháng giêng.
=> Đó là sự đổi thay khá đột ngột về không khí và cảnh sắc mùa xuân trong một khoảng thời gian ngắn. => Tác giả phải có sự quan sát vô cùng tinh tế, am hiểu và yêu thiên nhiên, trân trọng cuộc sống và biết tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống. | ||||
Hỏi: Sưu tầm một đoạn văn, đoạn thơ hay tập viết bài cảm nhận về mùa xuân. => Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hịên ở nhà. | 4. Tổng kết. *Ghi nhớ sách giáo khoa |
4. Củng cố, luyện tập
- Cảm nghĩ của em sau khi học xong bài tuỳ bút trên?
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập nội dung bài học, học thuộc lòng phần ghi nhớ
- Làm bài tập phần luyện tập
Bài trước: Giáo án: Sài Gòn tôi yêu - Ngữ Văn lớp 7 Bài tiếp: Giáo án: Luyện tập sử dụng từ - Ngữ Văn lớp 7