Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Luyện tập lập luận chứng minh - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Luyện tập lập luận chứng minh - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Củng cố khắc sâu những kiến thức về cách lập luận trong văn chứng minh.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng lập dàn bài, viết đoạn, bài văn chứng minh.

3. Thái độ

- Học sinh có thái độ yêu thích môn học, ý thức tự giác học, thường xuyên

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

Câu hỏi: Nêu các bước thực hiện một bài văn nghị luận chứng minh và bố cục của một bài văn nghị luận chứng minh.

3. Bài mới

- Bài học hôm nay sẽ giúp các em tập luyện thành thạo hơn kỹ năng làm văn chứng minh.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý:

- Giáo viên đọc đề văn sách giáo khoa (Phần này thực hiện nhanh)

Hỏi: Yêu cầu chứng minh vấn đề gì?

I. Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý

1. Tìm hiểu đề và tìm ý.

- Vấn đề cần chứng minh: lòng biết ơn người đã tạo ra thành tựu để mình được hưởng

Hỏi: Em hiểu như thế nào là “ăn quả nhớ kẻ trông cây” và “Uống nước nhớ nguồn”?

a. Tìm hiểu đề.

- Đó là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Hỏi: Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây phải làm như thế nào?

- Yêu cầu lập luận chứng minh: Đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng phù hợp để người đọc, người nghe thấy rõ được quan điểm ở đề bài này là đúng.

Hỏi: Nếu là người phải chứng minh thì em phải giải nghĩa 2 câu tục ngữ ấy như thế nào?

b. Tìm ý:

- Ý nghĩa của 2 câu tục ngữ:

Hai câu tục ngữ đều nêu lên bài học về lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình hưởng.

Hỏi: Tìm hiểu những biểu hiện của đạo lí đó trong thực tế đời sống?

Hỏi: Ngoài những nội dung trên, em thấy cần bổ sung những biểu hiện gì khác nữa?

- Những biểu hiện của đạo lí “ăn quả…cây”. “Uống ….. nguồn”

+ Con cháu kính yêu và biết ơn tổ tiên ông bà, bố mẹ.

+ Các lễ hội tưởng nhớ đến công ơn của những vị anh hùng dân tộc, Giổ tổ Hùng Vương, Hội Gióng.

+ Tôn sùng và nhớ ơn những anh hùng liệt sĩ, những người có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước từ xưa đến nay (27/7)

+ Toàn dân biết ơn Đảng, Bác Hồ

+ Học sinh biết ơn thầy cô giáo (20/11)

+ Những câu cao dao, tục ngữ khuyên con người phải biết ghi nhớ công ơn của ông bà, cha mẹ.

+ Phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc các bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Hỏi: Đạo lí trên gợi cho em những suy nghĩ gì?

Học sinh xem lại dàn bài đã lập ở nhà

=> Truyền thống quý báu của dân tộc là 1 lẽ sống tốt đẹp. Chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy

Hỏi: Dàn bài gồm có mấy phần, nêu nội dung khái quát của từng phần?

Hỏi: Nêu ra những biểu hiện của đạo lí này theo trình tự nào? Tại sao?

- Giáo viên cho học sinh tham khảo các đoạn mở bài, kết bài trong tiết 91

Học sinh đọc tham khảo một số đoạn văn trong bài “Tình thần yêu nước của nhân dân ta” để học cách lập luận, nêu và trình bày luận cứ.

3. Lập dàn ý:

- Dàn bài gồm 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu chung về truyền thống đạo lí “Uống nước nhớ nguồn ” và “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

+ Thân bài: Chứng minh vấn đề:

Nêu các biểu hiện của đạo lí (đưa ra dẫn chứng, lí lẽ) theo trình tự thời gian – chiều dọc lịch sử “từ xưa đến nay”.

+ Kết bài: Khẳng định vấn đề.

ý thức của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống đạo lí ấy.

3. Viết bài

- Yêu cầu + Viết đoạn mở bài

+ Đoạn thân bài

+ Đoạn kết bài

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh thực hành:

Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm

Nhóm 1,2: Viết đoạn mở bài

Nhóm 3,4: Viết một đoạn thân bài

Nhóm 5.6: Viết kết bài

(Gợi ý: Chỉ cần bổ sung, sửa lại đoạn văn đã viết ở nhà cho hay và đúng với nội dung yêu cầu)

Học sinh từng nhóm (đại diện) đọc đoạn văn yêu cầu.

Các nhóm khác và giáo viên nhận xét

Giáo viên nhận xét và chốt

II. Hướng dẫn thực hành.

1. Viết một đoạn văn theo yêu cầu.

2. Học sinh trình bày đoạn văn đã chuẩn bị

Lớp nhận xét, đánh giá.

4. Củng cố, luyện tập

Vậy làm sao để thực hiện tốt 1 bài văn nghị luận chứng minh

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn lại nội dung bài học

- Viết một đoạn văn (đề văn trên) hoàn chỉnh

- Chuẩn bị bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ.