Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Ôn tập về phần tập làm văn ( tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Ôn tập về phần tập làm văn ( tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Củng cố, hệ thống kiến thức tập làm văn đã học ở trong chương trình Ngữ Văn 7, văn biểu cảm và văn nghị luận.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm và văn nghị luận.

3. Thái độ

- Học sinh có ý thức học tập thường xuyên, yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

Hỏi: Thế nào là văn bản biểu cảm?

3. Bài mới

- Bài học hôm nay chúng ta cùng tiếp tục hệ thống lại kiến thức về phân môn tập làm văn.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh ôn tập văn nghị luận:

- Giáo viên nêu câu hỏi sách giáo khoa

I. Ôn tập văn nghị luận

Câu 1:

* Các bài văn nghị luận đã học:

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

- Đức tính giản dị của Bác Hồ

- Ý nghĩa văn chương

- Học sinh trả lời nhanh.

- Giáo viên đọc câu hỏi 2

Học sinh thảo luận và trả lời

Câu 2

a. Nghị luận nói:

- Ý kiến trao đổi, tranh luận, phát biểu trong các cuộc họp, hội thảo…

- Ý kiến trong các buổi bảo vệ luận văn, luận án…

- Chương trình bình luận thời sự, thể thao…. trên đài phát thanh hay cổ truyền.

b. Nghị luận viết:

- Các bài xã luận, bình luận, phê bình văn học, nghiên cứu khoa học, ngôn ngữ, sử học…. Trên báo chí, tạp chí….

- Các luận văn, luận án, chuyên luận khoa học

- Các tuyên ngôn, tuyên bố quan trọng.

- Các văn bản nghị luận trong sách giáo khoa ngữ văn.

Giáo viên đọc câu hỏi

Học sinh trả lời theo đề cương đã chuẩn bị

Câu 3

*Những yếu tố cơ bản trong 1 văn bản nghị luận

- Luận điểm - Lập luận

- Luận cứ - Luận đề

* Yếu tố quan trọng: Cả ba yếu tố đầu

- Giáo viên đọc đề

Học sinh thảo luận, trả lời

Học sinh nhận xét - Giáo viên chốt

Câu 4

- Luận điểm: Là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của bài văn.

- Những câu là luận điểm:

+ Câu a, d: là luận điểm

+ Câu b: là câu cảm thán

+ Câu c: chưa đầy đủ, chưa rõ nghĩa

Hỏi: Những yêu cầu cần đạt được của bài văn chứng minh?

Câu 5

- Trong bài văn chứng minh rất cần các dẫn chứng và luận điểm nhưng ngoài ra còn cần lí lẽ và lập luận.

- Luận điểm phải được diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, nhất quán, phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế.

- Dẫn chứng trong bài văn chứng minh phải tiêu biểu, có chọn lọc, chính xác, phù hợp với luận điểm, lụân đề, đồng thời cần được làm rõ, được phân tích bằng lí lẽ, lập luận.

=> Vì vậy, cách chỉ đưa dẫn chứng bằng cách dẫn ra câu ca dao “Trong đầm….. /.. vàng”; là chưa được mà…

+ Cần đưa thêm các dẫn chứng khác.

+ Phân tích cụ thể bài cao dao để thấy rõ trong đó tiếng việt đã thể hiện sự giàu đẹp như thế nào?

Hỏi: Phân biệt điểm khác nhau giữa văn nghị luận chứng minh và giải thích?

Câu 6

- Giống nhau: Chung một chủ đề, cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận.

- Khác nhau:

Giải thíchChứng minh

- Thể loại (kiểu văn bản)

- Vấn đề (giả thiết) là chưa rõ

- Lí lẽ chủ yếu làm rõ bản chất vấn đề là như thế nào?

- Thể loại (Kiểu văn bản)

- Vấn đề (giả thiết là) đã rõ

- Dẫn chứng là chủ yếu

- Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề như thế nào?

4. Củng cố, luyện tập

- Giáo viên chốt lại những ý cơ bản đã ôn tập

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn lại nội dung bài học

- Tập làm đề cường cho những đề tham khảo để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm (Giáo viên hướng dẫn nhanh cách làm)

- Đọc những bài làm văn trong những sách tham khảo về văn nghị luận

- Làm đề cương bài: Ôn tập Tiếng Việt (Tiếp)