Giáo án: Rút gọn câu - Ngữ Văn lớp 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được cách rút gọn câu và tác dụng của câu rút gọn.
2. Kĩ năng
- Biết cách rút gọn câu có lí và hiệu quả.
3. Thái độ
- Có thái độ yêu thích môn học, có ý thức gìn giữ sự trong sáng của tiếng việt.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh, vở ghi.
3. Bài mới
- Khi giao tiếp có những câu ta không cần diễn đạt dài dòng mà cần rút gọn để tránh rườm rà. Vậy thế nào là rút gọn câu?
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Thế nào là rút gọn: - Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 1 Câu hỏi: Tìm những từ có thể làm chủ ngữ trong câu a? (Học sinh tìm ra phiếu học tập) Câu hỏi: Cấu tạo 2 câu tục ngữ a và b có giá trị khác nhau? Câu hỏi: Theo em tại sao chủ ngữ trong câu a bị lược bỏ? Câu hỏi: Tìm thành phần câu đã bị lược bỏ? | I. Thế nào là rút gọn câu: 1. Bài tập a. Bài tập 1: Câu a: Thiếu chủ ngữ Câu b: Có chủ ngữ (chúng ta) b. Bài tập 2: Những từ có thể làm chủ ngữ cho câu a là: - Em... - Chúng em... - Người Việt Nam... Mọi người… |
Cau hỏi. Thêm những từ ngữ phù hợp vào những câu in đậm cho đầy đủ nghĩa? Câu hỏi: Vì sao có thể lược bỏ cả thành phần chủ ngữ và chủ ngữ, vị ngữ ở 2 ví dụ trên? | c. Bài tập 3: - Vì đây là một câu tục ngữ nhằm đưa ra lời khuyên cho mọi người hoặc nêu lên một nhận xét chung về đặc điểm của người Việt Nam ta. |
d. Bài tập 4: - Thành phần đã lược bỏ: Đuổi theo nó Mình đi Hà Nội a. Hai, ba mgười đuổi theo nó. Rồi ba, bốn người, sáu, bảy người đuổi theo nó. b. Ngày mai mình đi Hà Nội - Lược bỏ được thành phần câu là do có ngữ cảnh vẫn bảo đảm được lượng thông tin truyền đạt | |
Câu hỏi: Nêu tác dụng của việc gút gọn câu? | - Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn |
Học sinh đọc ghi nhớ 1 sách giáo khoa - Trang 15 | Kết luận: Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần câu để tạo thành câu rút gọn. * Tác dụng: - Giúp câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ. - Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ Chủ ngữ) * Ghi nhớ: Sách giáo khoa - trang 15 |
Hoạt động 2. Hướng dẫn sử dụng câu rút gọn: - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc bài tập 1 Câu hỏi: Các câu in đậm thiếu thành phần nào? Có nên rút gọn như vậy không? tại sao? Câu hỏi: Cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn trong bài tập để thể hiện thái độ lễ phép? Câu hỏi: Từ hai bài tập trên hãy cho biết: Khi gút gọn câu cần lưu ý những điểm gì? | II. Cách dùng câu rút gọn: 1. Bài tập: Bài tập 1: - Các câu đều thiếu chủ ngữ - Không nên rút gọn như vậy vì nó khiến cho câu văn trở nên khó hiểu. Bài tập 2: b. Cần thêm từ "mẹ ạ" Bài kiểm tra toán mẹ ạ! |
- Một học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa | 2. Kết luận: Khi rút gọn câu, cần: - Tránh làm người đọc, người nghe hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ nội dung câu nói. - Không biến câu nói thành câu cộc lốc, khiếm nhã. 2. Kết luận: Ghi nhớ: Sách giáo khoa - trang 16 |
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập: - Giáo viên chia lớp thành các nhóm để thực hiện phần luyện tập - Nhóm 1: Câu 1 a, b - Nhóm 2: Câu 1 c, d | III. Luyện tập: Bài tập 1: - Câu b, c là câu gút gọn + Câu c: Rút gọn chủ ngữ - Câu d: rút gọn nòng cốt câu => Là câu tục ngữ, nó nêu lên quy tắc ứng xử chung cho mọi người. |
Hướng dẫn làm bài tập 2 Nhóm 3: Câu 2 a - Nhóm 4: Câu 2 b - Nhóm 5: Câu 3 Học sinh thảo luận Nhóm trưởng trình bày Các nhóm nhận xét Giáo viên chốt | Bài tập 2: a. (a, (Tôi) bước tới… (thấy) cỏ cây… …. lom khom… ….. lác đác… Tôi (như) em…nước Tôi (như) cái gia gia…nhà (Tôi) dừng chân… (Tôi cảm thấy chỉ có) một mảnh… b, (Người ta) đồn rằng… (Vua) ban khen… (Quan tướng) đánh giặc… (Quan tướng) trở về… => Trong thơ, ca dao thường bắt gặp những câu rút gọn bởi vì thơ, thơ ca dao chuộng lối diễn đạt súc tích và số chữ trong một dòng rất hạn chế |
- Hướng dẫn làm bài tập 3 | 3. Bài tập 3: - Vì chú bé đã sử dụng ba câu rút gọn khiến chho người khách hiểu sai ý nghĩa. + Mất rồi (ý cậu bé: Tờ giấy mất rồi. Người khách hiểu: Bố cậu bé mất rồi) + Thưa … tối hôm qua (ý cậu bé: Tờ giấy mất vào tối hôm qua. Người khách hiểu: Bố cậu bé mất tối hôm qua) + Cháy ạ (ý cậu bé: Tờ giấy mất vì cháy. Người khách hiểu: Bố cậu bé mất vì cháy) - Cần cẩn thận khi sử dụng câu gút gọn vì khi sử dụng câu rút gọn không đúng sẽ gây hiểu lầm. |
4. Củng cố, luyện tập
- Thế nào là câu rút gọn?
- Khi sử dụng câu rút gọn cần lưu ý điều gì?
- Lấy ví dụ về câu rút gọn?
5. Hướng dẫn về nhà
:- Ôn nội dung bài học
- Làm bài tập số 4.
- Chuẩn bị bài tập: Đặc điểm của văn bản nghị luận.
Bài trước: Giáo án: Tục ngữ về con người và xã hội - Ngữ Văn lớp 7 Bài tiếp: Giáo án: Đặc điểm của văn bản nghị luận - Ngữ Văn lớp 7