Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Từ ghép - Giáo án Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Từ ghép - Giáo án Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nắm được cấu tạo và ý nghĩa của các loại từ ghép.

2. Kĩ năng

- Học sinh có kỹ năng nhận diện, phân tích và sử dụng từ ghép đúng nghĩa trong khi nói và viết.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tích cực, ý thức gìn giữ, phát huy sự giàu đẹp và trong sáng của Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Soạn bài: Sách giáo khoa, sách giáo viên. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 (tập 1)- Từ điển Tiếng Việt.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến bài học, soạn bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

- Từ được phân loại theo cấu tạo như thế nào? Có mấy loại từ? từ ghép là từ có cấu tạo như thế nào?

3. Bài mới

- Ở chương trình lớp 6 các em đã được học kiến thức về từ ghép. Đó là những từ phức được cấu tạo bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Vậy từ ghép có mấy loại, nghĩa của từng loại từ ghép như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các loại từ ghép:

Gọi học sinh đọc bài tập. Học sinh đọc bài tập 1 (Sách giáo khoa/3)

Hỏi: Trong các từ ghép “bà ngoại”, “thơm phức” tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính?

I. Các loại từ ghép:

1. Bài tập:

Bài 1 (Sách giáo khoa/ Trang 13)

- Bà ngoại: +Tiếng chính: bà

+Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính: ngoại

- Thơm phức: + Tiếng chính: thơm

+Tiếng phụ: phức

Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về vai trò và trật tự của các tiếng trong các từ ấy?

a. Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

-Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau

Từ ghép chính phụ.

- Học sinh đọc bài tập 2 (Sách giáo khoa – Trang 14)

Hỏi: Các tiếng trong 2 từ ghép “quần áo” “trầm bổng”. Có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?

b. Bài 2 (Sách giáo khoa – Trang 14)

- Quần áo: +Không phân tiếng chính tiếng phụ

- Trầm bổng: +Các tiếng quan hệ bình đẳng

Hỏi: Từ 2 bài tập trên hãy cho biết từ ghép có mấy loại? Đó là những loại từ nào?

Hỏi: Thế nào là từ ghép chính phụ?

Hỏi: Thế nào là từ ghép đẳng lập?

- Học sinh làm việc theo nhóm, bàn bài tập 1 Sách giáo khoa (Phần luyện tập)

=> Từ ghép đẳng lập.

2. Kết luận.

*Ghi nhớ 1 (Sách giáo khoa - Trang 14)

- Bài tập vận dụng: Bài tập 1 (Sách giáo khoa – Trang 11)

+ Từ ghép chính phụ: Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cây cỏ.

+Từ ghép đẳng lập: chài lưới, chài lưới, ẩm ướt, đầu đuôi.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ ghép:

- Học sinh đọc bài tập.

Hỏi: So sánh nghĩa của từ “bà ngoại” với nghĩa của tiếng chính: ”bà”, nghĩa của từ “thơm phức” với nghĩa của tiếng chính “thơm” em thấy có gì khác nhau?

II. Nghĩa của từ ghép

1. Nghĩa của từ ghép Chính - Phụ:

a. Bài tập:

- Bà ngoại:

+ Bà: Người phụ nữ sinh ra cha và mẹ

+ Bà ngoại: người phụ nữ sinh ra mẹ nghĩa của tiếng chính bị phân thành những lớp nhỏ nghĩa của từ “bà ngoại” hẹp hơn nghĩa của tiếng chính “bà”

- Thơm phức:

+ Thơm: Mùi như hương của hoa, dễ chịu khiến người ta thích ngửi.

+ Thơm phức: Mùi thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn.

=> Nghĩa của từ thơm phức, hẹp hơn nghĩa của từ nghĩa của từ thơm

Tiếng chính “thơm”: Bị phân nghĩa.

Hỏi: Từ việc so sánh trên em rút ra được kết luận gì về nghĩa của từ ghép chính phụ?

- Gọi học sinh đọc bài tập b

b. Kết luận:

ý 1. Ghi nhớ 2 (Sách giáo khoa – Trang 14)

Hỏi: So sánh nghĩa của từ “quần áo” và nghĩa của tiếng” quần”, “áo”?

2. Nghĩa của từ ghép đẳng lập:

a. Bài tập 2: Sách giáo khoa - Trang 14

- Quần áo:

+ Quần áo: đồ mặc nói chung

+ Quần: Đồ mặc từ thắt lưng trở xuống, có 2 ống che chân và đùi

+ áo: Đồ mặc từ cổ trở xuống, chủ yếu che lưng, ngực, bụng

=> Nghĩa của từ: “quần áo” khái quát hơn của từng tiếng quần / áo (hợp nghĩa)

Hỏi: So sánh nghĩa của từ “trầm bổng” và nghĩa của tiếng “trầm”, “bổng”?

- Trầm bổng: âm thanh lúc thấp lúc cao.

+ Trầm: âm thanh thấp

+ Bổng: âm thanh cao

=> Nghĩa của từ trầm bổng khái quát hơn nghĩa của tiếng trầm, bổng (hợp nghĩa)

Hỏi: Từ việc so sánh trên em rút ra được kết luận gì về nghĩa của từ ghép đẳng lập?

b. Kết luận.

- ý 2- ghi nhớ 2 Sách giáo khoa Trang 14

Hoạt động 3. Luyện tập.

- Học sinh đọc bài tập.

- Học sinh làm việc độc lập, viết vào vở

- Học sinh trả lời bằng cách lên bảng viết

III. Luyện tập

Bài 2: Tạo từ ghép chính phụ

+ Bút: máy, chì, bi

+ Thước: gỗ, dây, nhựa.

+ Mưa: rào, phùn, bụi

+ ăn: cơm, phở, bánh….

+ Làm: nhà, bánh

+ Trắng: xóa, tinh, đục…

+ Vui: tai, mắt

+ Nhát: gan, búa, dao

- Học sinh điền vào vở

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng điền

- Học sinh khác nhận xét

Bài 3: Tạo từ ghép đẳng lập

+Núi: Sông, đồi, rừng

+ Mắt: mũi, mày

+ Xinh: đẹp, tưới

+ Ham: mê, thích

+ Học hỏi, hành

+ Tươi: Vui, non, cười

- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi ở bài tập 4

Bài 4

+ Có thể gọi “một cuốn sách…một cuốn vở” vì sách vở là danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể đếm được.

+ Không thể nói một cuốn sách vở, vì “Sách vở” là từ ghép đẳng lập, có ý nghĩa khái quát tổng hợp không đếm được

- Đọc bài tập.

- Học sinh trả lời theo nhóm bàn

Bài 5:

a. Không phải vì:

=> Hoa hồng là danh từ riêng chỉ tên 1 loài hoa.

- Có nhiều loại hoa có màu hồng nhưng không được gọi là hoa hồng

b. Đúng, vì:

- áo dài là danh từ chỉ tên 1 loại áo

- ở đây cái áo dài bị ngắn so với chiều cao.

c. Không phải:

- Vì cà chua là 1 loại cà giống như cà pháo, cà tím…

Nói quả…quá, được vì khi ăn ta có thể cảm nhận được vị chua hay vị ngọt của cà chua

d. Không phải: Vì: Có những loại cá có màu vàng, những không gọi là cá vàng (Ví dụ: cá chép)

+ Cá vàng: Loại cá có vậy to, đuôi lớn, xoè rộng, thân màu vàng, chỉ để nuôi làm cảnh.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bằng cách tra từ điển tiếng việt sau đó rút ra kết luận.

Bài 6:

- Mát tay là từ chỉ những người có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi

+ Mát: chỉ cảm giác mát về nhiệt độ

+Tay: chỉ một bộ phận của cơ thể con người

- Gang thép: cứng cỏi, vững vàng đến mức không có gì lay chuyển được.

+ Gang: là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác.

+ Thép: hợp kim bền, cứng, dẻo của Fe với 1 lượng nhỏ cacbon

- Nóng lòng: Có tâm trạng mong muốn cao độ làm 1 việc gì đó.

+ Nóng: có sự mong muốn, thôi thúc cao độ về 1 điều gì đó

+ Lòng: bụng của con người, biểu tượng của tâm lí

- Chân tay: Kẻ giúp việc đắc lực, tin cậy.

+ Tay:

+ Chân: Bộ phận dưới của cơ thể con người, sử dụng để đi đứng.

=> Nghĩa cuả các từ ghép khái quát hơn nghĩa các tiếng tạo nên chúng.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà.

Bài 7

4. Củng cố, luyện tập

- Nghĩa của từ ghép đẳng lập và nghĩa của từ ghép chính phụ?

- Đọc phần đọc thêm

5. Hướng dẫn về nhà

- Học bài, làm bài tập trong Sách bài tập Ngữ Văn 7, tập 1

- Chuẩn bị bài: Liên kết trong văn bản.