Giáo án: Luyên tập cách làm văn biểu cảm - Ngữ Văn lớp 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về biểu cảm
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn bài, viết bài
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ yêu thích văn bản biểu cảm, có ý thức rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm. Có thói quen động não, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một đề văn biểu cảm.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến bài học, đọc bài, xem trước bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
Hỏi: Nêu những đặc điểm của văn bản biểu cảm? các bước để làm một bài văn biểu cảm? Lấy ví dụ về một đề văn biểu cảm?
3. Bài mới
- Ở những tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu lí thuyết về văn biểu cảm. Ở tiết học này chúng ta sẽ thực hành tập viết văn bản biểu cảm.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài: - Giáo viên cho học sinh đọc đề bài và phân tích đề. Hỏi: Xác định đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu đạt cho đề bài trên? | I. Hướng dẫn nhanh tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài Đề bài: Loài cây mà em yêu. 1. Tìm hiểu đề. - Đối tượng: Một loài cây - Tình cảm cần biểu đạt: Tích cực, yêu quý: nói lên sự gần gũi, gắn bó và cần thiết của loài cây đó đối với đời sống chủ thể. |
Hỏi: Lập dàn ý cho đề bài trên? Hỏi: Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị bài ở nhà giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm và hoàn thiện dàn bài. | 2. Lập dàn bài: - Có thể chọn cây bàng, cây sấu, cây phượng… a. Mở bài: Ví dụ về cây gạo. - Giới thiệu khái quát về cây gạo - Lí do yêu thích: Gắn liền với tuổi thơ b. Thân bài: Hình ảnh cây gạo trải qua bốn mùa + Mùa xuân + Mùa hạ + Mùa thu + Mùa đông => Luôn là người bạn gần gũi thân thiết của mọi người. - Em gắn bó với cây gạo từ khi còn nhỏ và càng lớn lên thì em càng phát hiện ra ở cây gạo có những phẩm chất tốt đẹp. c. Kết bài: - Tình yêu của em đối với cây gạo. |
Họa động 2. Hướng dẫn học sinh thực hành: - Giáo viên cho học sinh viết ra nháp - Nhóm 1: Viết phần mở bài -Nhóm 2: Viết một ý của phần thân bài - Nhóm 3: Viết phần kết bài (Học sinh có thể viết về 1 loại cây bất kỳ) - Đại diện từng nhóm lên trả lời - Cả lớp tham khảo, nhận xét - Giáo viên chốt và hướng dẫn - Giáo viên có thể đọc 1 số đoạn văn biểu cảm tham khảo trong sách thiết kế hoặc những bài văn chọn lọc. | II. Thực hành. 1. Viết đoạn: - Mở bài - Một ý phần thân bài - Kết bài 2. Nhận xét, đánh giá. 3. Đọc các đoạn văn mẫu: trong bài: - - Cây gạo Tkế: Trang 164 |
4. Củng cố, luyện tập
Làm sao để viết tốt một đoạn văn biểu cảm? Bài văn biểu cảm hay?
Tình cảm trong bài văn biểu cảm có thể được biểu hiện bằng những cách nào?
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn luyện lí thuyết
- Viết hoàn chỉnh đề bài văn vừa tìm hiểu trên lớp
- Soạn bài: "Qua Đèo Ngang"
Bài trước: Giáo án: Quan hệ từ - Ngữ Văn lớp 7 Bài tiếp: Giáo án: Qua đèo ngang - Ngữ Văn lớp 7