Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Ôn tập phần văn ( tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Ôn tập phần văn ( tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được nhan đề của các tác phẩm đã học trong chương trình ngữ văn 7, nội dung cơ bản của từng cụm bài, đặc trưng cơ bản của một số thể loại và sự giàu đẹp của Tiếng Việt, thể hiện trong các văn bản đã học.

2. Kĩ năng

- Học sinh đọc hiểu, cảm nhận được đặc điểm theo thêt loại và giai đoạn văn học. So sánh và hệ thống hoá, tổng hợp kiến thức

3. Thái độ

- Học sinh có ý thức học tập thường xuyên, nghiêm túc, thấy được cái hay, cái đẹp, ý nghĩa giáo dục trong các tác phẩm đã học.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kién thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học trò

- Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

- Nêu các khái niệm ca dao tục ngữ, chèo?...

- Đặc điểm chung của thơ trữ tình trung đại.

3. Bài mới

Các em đã được ôn tập một tiết học về phần văn học. Giờ học này các em tiếp tục hệ thống lại nội dung, nghệ thuật phần văn trong chương trình lớp 7.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Trả lời câu hỏi:

Hỏi: Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình của Việt Nam, Trung Quốc đã học là:

D. Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình của Việt Nam, Trung Quốc

- Lòng yêu nước, lòng tự hào về dân tộc và ý chí kiên cường, bất khuất, quyết đánh bại mọi âm mưu xâm lược, mong đất nước thái bình thịnh trị. (Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàn kinh sư, Cảnh khuya... )

- Thương dân, yêu dân, mong ước nhân dân được ấm no hạnh phúc (Thiên Trường vãn vọng, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá)

- Tình yêu quê hương gắn liền với nỗi nhớ khi xa quê (Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư, Cảnh khuya, Nguyên tiêu)

- Tình yêu thiên nhiên. (Bài ca Côn Sơn, Vọng Lư sơn bộc bố.. )

- Tình cảm chân thành của con người với người thân, gia đình, bè bạn (Sau phút chia li, Bạn đến chơi nhà, Qua Đèo Ngang, Tiếng gà trưa).

- Nỗi niềm hoài cổ: Qua Đèo Ngang.

- Cảm thông sâu sắc với những số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa: Sau phút chia li, Bánh trôi nước

Hoạt động 3. Trả lời câu hỏi 5: Giá trị nội dung nghệ thuật các tác phẩm đã học

TTNhan đề văn bảnGiá trị chính về nội dungGiá trị chính về nghệ thuật

1

Cổng trường mở ra

(Lí Lan)

Văn bản nhật dụng

- Tấm lòng yêu thương sâu nặng của người mẹ đối với con

- Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.

- Thể kí

- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật.

2

Mẹ Tôi

(- Et-môn-đô đơ A- mi-xi)

Văn bản nhật dụng

- Tình yêu thương cha mẹ là tình cảm thiêng liêng và cao cả

- Thể viết thư

- Lời phê bình nghiêm khắc, thấm thía.

3

Cuộc chia tay của những con búp bê

(Khánh Hoài)

Văn bản nhật dụng

- Vấn đề hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ, bố mẹ li hôn, con cái chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi

- Tình cảm và tấm lòng vị tha nhân hậu, trong sáng, cao đẹp của 2 em bé.

- Thể loại: truỵên ngắn

- Nghệ thuật phân tích tâm trạng nhân vật (Thuỷ và Thành)

- Tạo tình huống bất ngờ

4

Một thứ quà của lúa non: Cốm

(Thạch Lam)

- Tấm lòng trân trọng của tác giả khi thấy được nét đẹp văn hoá dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc: Cốm

- Thể bút ký

- Sự nhẹ nhàng. tinh tế mà sâu sắc trong văn tuỳ bút của Thạch Lam.

5

Sài Gòn tôi yêu

(Minh Hương)

- Tình cảm sâu đậm của tác giả đối với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế về Sài Gòn

- Thể tùy bút: kể, tả, biểu cảm khéo léo.

- Nghệ thuật miêu tả đặc sắc

6

Mùa xuân của tôi

(Văn Bằng)

- Vẻ độc đáo của mùa xuân miềm Bắc và Hà Nội qua nỗi nhớ của người xa Hà Nội.

- Tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của tác giả.

- Thể tuỳ bút

- Nghệ thuật miêu tả cảnh sống động.

- Hồi ức trữ tình, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc, chất thơ.

7

Sống chết mặc bay

(Phạm Duy Tôn)

- Lên án tên quan phủ vô trách nhiệm, gây nên tội ác khi làm nhiệm vụ hộ đê;

- Cảm thông với nỗi thống khổ của nhân dân vì đê vỡ.

- Nghệ thuật tương phản và tăng cấp.

- Tạo tình huống thắt nút.

- Lời văn cụ thể, sinh động.

8

Những trò lố... Phan Bội Châu

(Nguyễn Ái Quốc)

- Phanh phui bộ mặt bịp bợm, xấu xa của tên toàn quyền Va-ren;

- Ngợi ca khí phách kiên cường, bất khuất của Phan Bội Châu

- Nghệ thuật hư cấu.

- lời văn sắc sảo pha lẫn hóm hỉnh.

- Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật.

- Nghệ thuật tương phản

9

Ca Huế trên sông Hương

(Hà ánh Minh)

- Giới thiệu ca Huế trên sông Hương một đặc sản phi vật thể

- Nghệ thuật đặc sác miêu tả chân thực

10

Quan âm Thị Kính

(chèo cổ)

- Thể hiện những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ

- Những đối lập giai cấp, thông qua xung đột, hôn nhân trong xã hội phong kiến.

- Sân khấu chèo

- Mang tính kịch ảo

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 6,7,8:

Câu 6:

* Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay:

a. Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp:

- Ngữ âm:

+ Nhận định của người nước ngoài.

+ Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú

11 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi

Còn lại là các phụ âm.

+ Giàu thanh điệu. 6 thanh điệu: 4T - 2B.

- Từ vựng: dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ

- Cú pháp: uyển chuyển, cân đối nhịp nhàng.

b. Tiếng Việt là một thứ tiếng hay:

- Đáp ứng được nhu cầu giao tiếp của người Việt Nam.

- Có khả năng dồi dào về từ ngữ và hình thức diễn đạt.

Câu 7:

- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và thương muôn vật, muôn loài.

- Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống.

- Văn chương làm giàu thêm đời sống tình cảm của con người:

+ Cho ta tình cảm và gợi lòng vị tha.

+ Gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện những tình cảm ta sẵn có.

+ Giúp ta cảm nhận rõ hơn về cái đẹp xung quanh.

-> Đời sống tinh thần con người nếu thiếu văn chương sẽ nghèo nàn.

Câu 8:

- Tìm hiểu các văn bản sâu sắc, toàn diện hơn.

- Rèn luyện được kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo đúng yêu cầu.

4. Củng cố, luyện tập

- Giáo viên khái quát lại nội dung, kiến thức ôn tập

- Nhấn mạnh trọng tâm học kỳ II

5. Hướng dẫn về nhà

- Học sinh ôn lại nội dung, kiến thức trong bài học

- Học sinh khá giỏi làm bài tập 10.

- Chuẩn bị bài: Dấu gạch ngang.