Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Trả bài tập làm văn số 1 - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Trả bài tập làm văn số 1 - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Ôn tập và củng cố những kiến thức về văn tự sự, miêu tả, đã học ở lớp 6

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng kể chuyện sáng tạo bằng lời văn riêng của mình (nhận ra ưu, nhược điểm trong bài viết, Sửa lỗi sai.

- Có kỹ năng xử lý thông tin (Học cách viết hay của bạn)

- Kỹ năng viết văn tự sự và miêu tả.

3. Thái độ

- Học sinh có tư tưởng phong phú, có cách suy nghĩ trong sáng và nhân hậu.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên, chấm bài, sách tham khảo, rèn kĩ năng làm văn và bài văn mẫu, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu: kiến thức căn bản và bài tập nâng cao.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến bài học, xem trước bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

Câu 1: Nêu các vấn đề cần định hướng? các bước để tạo lập văn bản?

*) Xác định rõ, đầy đủ 4 vấn đề:

- Viết cho ai? (Đối tượng)

- Viết về vấn đề gì? (mục đích)

- Viết về cái gì? (Nội dung)

- Viết như thế nào? (Hình thức viết)

*) Xác định việc gì làm trước, việc gì làm sau:

- Tìm hiểu đề bài

- Xác định chủ đề

- Tìm ý, sắp xếp các ý thành một dàn bài có bố cục hợp lí, rành mạch, diễn đạt đúng mục đích giao tiếp.

Câu 2: Yêu cầu khi diễn đạt các ý trong bố cục thành câu văn, đoạn văn.

- Các câu văn, đoạn văn cần bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Đúng chính tả, ngữ pháp

+ Dùng từ chuẩn xác

+ Sát với bố cục

+ Có tính liên kết, mạch lạc

+ Lời văn trong sáng quyến rũ

*) Kiểm tra sửa chữa văn bản

3. Bài mới

- Các em đã viết bài Tập làm văn số 1 về văn miêu tả, giờ học này cô trả bài để các em nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của bài văn miêu tả từ đó có kinh nghiệm trong các bài viết văn sau.

Hoạt động của giáo viên và Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý:

- Gọi học sinh đọc đề

I. Đề bài:

Miêu tả một cảnh đẹp trên quê hương em (dòng sông, cánh đồng khu rừng)

- Giáo viên nêu ngắn gọn yêu cầu đáp án, thang điểm đã soạn ở tiết 12.

- Học sinh theo dõi có thể ghi nhanh vào vở học tập để theo dõi vào bài của mình.

II. Đáp án- thang điểm

- Theo đáp án thang điểm đã soạn ở tiết 12

-Yêu cầu:

1. Hình thức:

- Kiểu văn bản: Miêu tả

- Viết đúng chủ đề, câu đúng, dùng từ, chuẩn xác, diễn đạt lưu loát mạch lạc, lô gic, lời văn trong sáng.

+ Diễn đạt lưu loát

+ Bố cục mạch lạc.

+ Sử dụng có lí các biện pháp tu từ khi miêu tả.

2. Nội dung: Miêu tả một cảnh đẹp ở quê hương em

- Bố cục: bài viết có bố cục đầy đủ ba phần.

- Bảo đảm:

+ Miêu tả sinh động, cụ thể làm cho bức tranh phong cảnh như hiện ra trước mắt người đọc, người nghe.

Hỏi: Nêu nhiệm vụ của phần mở bài?

* Mở bài: Giới thiệu cảnh vật miêu tả.

Hỏi: Những ý cần triển khai trong phần thân bài?

* Thân bài:

- Miêu tả bao quát cảnh vật

- Miêu tả chi tiết cảnh vật (Theo trình tự thời gian, không gian)

- Tình cảm của em với đối tượng miêu tả)

Hỏi: Nội dung của phần kết bài?

* Kết bài:

- Khái quát tổng kết vẻ đẹp của cảnh vật, khẳng định tình cảm của em với đối tượng

Giáo viên nêu thang điểm

3. Thang điểm:

Điểm 9-10: Mức tối đa: Bảo đảm các yêu cầu trên.

Điểm 7-8: mức chưa tối đa đạt 2/3 yêu cầu.

Điểm 5-6: mức chưa tối đa đạt 1/2 yêu cầu.

Điểm 3-4: mức chưa tối đa đạt 1/3 yêu cầu

Điểm 0-2 mức chưa tối đa đạt đưới 1/4 hoặc không làm bài.

Hoạt động 2. Nhận xét đánh giá bài làm

- Gọi học sinh tự đánh giá bài làm đạt ở mức độ nào? điểm số?

- Giáo viên đánh giá nhận xét bài làm qua từng mặt cụ thể

III. Nhận xét, đánh giá chung

1. Ưu điểm

- Đa phần các em biết cách tạo lập một văn bản miêu tả.

- Bài viết có bố cục đủ ba phần

- Nội dung: Tái hiện một cách cụ thể về một cảnh đẹp từ khái quát đến cụ thể.

- Diễn tả tốt, dùng từ chuẩn xác, chuẩn ngữ pháp.

- Sử dụng sáng tạo các biện pháp tu từ trong quá trình miêu tả.

- Một số bài tiêu biểu: Vân Tiến LThương, P Thương, Hường, Phượng, HTrang....

- Giáo viên nêu ra những vấn đề còn tồn tại

2. Tồn tại

- Bài làm của một số em còn sơ sài (Luân, Dũng Biên Tuân, Tuấn Anh)

- Chữ xấu: Tùng, Long, Lương

- Một số bài diễn đạt còn vụng về: Tuấn Anh

- Sai chính tả: Huy, S Tùng

- Mắc lỗi ngữ pháp: Phú, Thiên Phú.

Hoạt động 3. Sửa lỗi:

- Giáo viên trả bài cho học sinh

- Học sinh đổi bài cho nhau đọc cùng nhau sửa chữa các lỗi như giáo viên đã khái quát

- Giáo viên gọi 1 học sinh làm bài tốt nhất đọc bài.

- Học sinh nhận xét

- Gọi 1 học sinh đọc bài yếu nhất

- Gọi học sinh nhận xét.

IV. Sửa lỗi:

4. Củng cố, luyện tập

- Làm thế nào để viết môt bài văn miêu tả hay và hấp dẫn? Những yêu cầu khi tạo lập văn bản?

5. Hướng dẫn về nhà

- Học sinh tự sửa hết các lỗi trong bài viết

- Những bài viết quá yếu thì có thể luyện viết ở nhà

- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.