Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Câu đặc biệt - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Câu đặc biệt - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được khái niệm câu đặc biệt và tác dụng của câu đặc biệt.

2. Kĩ năng

- Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống nói viết cụ thể.

3. Thái độ

- Có ý thức gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

- Thế nào là rút gọn câu? Nêu tác dụng của câu rút gọn? Lấy ví dụ?

- Khi sử dụng câu rút gọn cần lưu ý điều gì?

3. Bài mới

- Trong giao tiếp có kiểu câu có vai trò thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng: Mưa! hay nói về tậm trạng! Buồn quá... Ngoài câu rút gọn ta còn có những dạng câu có cấu tạo đặc biệt, đó là câu đặc biệt.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm bàn.

- Đại diện các nhóm lên phát biểu ý kiến?

I. Thế nào là câu đặc biệt:

1. Bài tập:

- Ôi, em Thuỷ!

+Đây không phải là câu rút gọn vì không thể khôi phục được thành phần lược bỏ.

-> Là câu đặc biệt vì không thể có Chủ ngữ và Vị ngữ.

Câu hỏi: Từ bài tập trên hãy cho em hãy cho biết thế nào là câu đặc biệt?

-Học sinh: Đọc ghi nhớ một sách giáo khoa

2. Kết luận:

- Ghi nhớ 1: Sách giáo khoa

* Lưu ý phân biệt với câu bình thường và câu rút gọn.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác dụng của câu đặc biệt:

Học sinh: Thực hiện theo yêu cầu đề.

Câu hỏi: Căn cứ vào kết quả ở bảng trên, em hãy nêu tác dụng của câu đặc biệt.

- Giáo viên lấy ví dụ minh hoạ

II. Tác dụng của câu đặc biệt:

1. Bài tập:

- Một đêm mùa xuân-> Xác định thời gian

- Tiếng reo. Tiếng vỗ tay-> Liệt kê thông báo về sự khác của sự vật, hiện tượng

- Trời ơi! -> Bộc lộ cảm xúc

- Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! Chị An ơi! -> Gọi đáp

Giáo viên có thể đọc bài tập nhanh trong sách thiết kế và yêu cầu học sinh xác định tác dụng của các câu đặc biệt

- Giáo viên gọi một học sinh đọc ghi nhớ 2

2. Kết luận:

Ghi nhớ 2: Sách giáo khoa - Trang 29

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

- Gọi học sinh đọc xác định yêu cầu bài tập

Tìm câu đặc biệt - câu rút gọn

III - Luyện tập:

1. Bài1:

a. Không có câu đặc biệt:

- Có câu gút gọn

+ Có khi được…. dễ thấy

+ Nhưng cũng có khi…. trong hòm

+ Nghĩa là có ra sức…. kháng chiến.

b. Câu đặc biệt:

+ Ba giây … bốn giây….. năm giây…lâu quá!

- Không có câu rút gọn.

c. Câu đặc biệt:

Một hồi còi

- Không có câu rút gọn

d. Câu đặc biệt: Lá ơi!

- Các câu rút gọn:

+ Hãy kể chuyện … nghe đi!

+ Bình thường lắm, chẳng … đâu!

- Gọi học sinh đọc xác định yêu cầu bài tập 2

- Nêu tác dụng của các câu đặc biệt

2. Bài 2: Tác dụng.

- Các câu đặc biệt

+ Xác định thời gian (3 câu đầu trong bài)

+ Bộc lộ cảm xúc (câu 4 trong bài)

+ Liệt kê, thông báo về sự khác của sự vật, hoạt động (câu c)

+ Trả lời (câu d)

- Tác dụng của các câu rút gọn

a. Làm cho câu gọn hơn, tránh việc lặp từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

+ Câu 1 (d): Làm cho câu gọn hơn

+ Câu 2 (d): Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

4. Củng cố, luyện tập

- Nêu khái niệm và tác dụng của câu đặt biệt

- Nên sử dụng câu đặc biệt như thế nào?

5. Hướng dẫn về nhà

Học thuộc 2 ghi nhớ sách giáo khoa - Ôn nội dung bài học

Hoàn thiện bài mới 3 Sách giáo khoa + làm bài tập sách bài tập

Chuẩn bị bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.