Giáo án: Từ láy - Ngữ Văn lớp 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp học sinh
+ Nắm được cấu tạo của 2 loại từ láy: láy toàn bộ và láy bộ phận
+ Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy tiếng việt
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng xử dụng từ láy tốt, đạt hiệu quả.
- Phân tích hiệu qủa nghệ thuật của từ láy trong tác phẩm văn học.
3. Thái độ
- Có ý thức gìn giữ, trân trọng và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Soạn bài, : Sách giáo khoa, sách giáo viên. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 (tập 1),Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng....
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến bài học, xem trước bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
- Kiểm tra sự chuẩn bài của học sinh.
Câu 1: Có mấy loại từ ghép? Nêu khái niệm từng loại? Nêu nghĩa của các loại từ ghép?
Câu 2: Ở lớp 6, em đã được học từ láy. Vậy em hiểu từ láy là gì?
3. Bài mới
Ở lớp 6 các em đã được học về từ và cấu tạo từ tiếng việt? Vậy người ta phân loại từ theo cấu tạo như thế nào? Từ láy có cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay?
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các loại từ láy: - Học sinh đọc bài tập sách giáo khoa Hỏi: Những từ láy (in đậm - Sách giáo khoa) có đặc điểm âm thanh gì giống và khác nhau? | I. Các loại từ láy: 1. Bài tập: Bài 1) - Đăm đăm: Từ láy hoàn toàn tiếng gốc - Mếu máo: - Liêu xiêu Biến âm và tạo nên sự hài hoà về vần và thanh điệu |
Hỏi: Phân loại 3 từ láy trên? | Bài 2) Phân loại: + Láy toàn bộ: Đăm đăm + Láy bộ phận: Mếu máo -> Phụ âm đầu liêu xiêu -> Vần |
Hỏi: Tại sao các từ láy “bần bật”, “thăm thẳm” lại không nói được là “bật bật”, “thẳm thẳm”? | Bài 3) - Các từ “bần bật”, “thăm thẳm” không nói được là “bật bật”, “thẳm thẳm”. Vì đó là những từ láy toàn bộ nên để cho dễ nói và nghe xuôi tai cần có sự biến đổi về âm cuối và thanh điệu. |
Hỏi: Từ bài tập trên, em hãy cho biết: - Có mấy loại từ láy? - Thế nào là từ láy toàn bộ? - Thế nào là từ láy bộ phận? - Học sinh đọc ghi nhớ 1 (Sách giáo khoa Trang 32) | 2. Kết luận: - Có hai loại từ láy. + Từ láy tàn bộ + Từ láy bộ phận -> Ghi nhớ 1- Sách giáo khoa Trang 32 |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các loại từ láy: Câu hỏi 1: Nghĩa của từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành bởi đặc điểm âm thanh gì? | II. Nghĩa của từ láy: 1. Bài tập 1: (1) ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được hình thành trên cơ sở mô phỏng âm thanh (từ tượng thanh) |
Câu hỏi 2: Các từ láy trong trong những nhóm sau đây có đặc điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa? a. lí nhí, li ti, ti hí b. nhấp nhô, phập phòng, bập bềnh Giáo viên: Cho học sinh giải thích nghĩa của các từ ở ý b CD: Khi phòng thì xẹp lúc nổi thì chìm | (a) lí nhí, li ti, ti hí: Hình thành trên cơ sở dựa vào đặc tính âm thanh của vần: -> Khuôn vần: “i”, nguyên âm có độ mở nhỏ nhất, âm lượng nhỏ nhất, biểu thị tính chất nhỏ bé. (b) nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh: Hình thành trên cơ sở miêu tả ý nghĩa của sự việc theo mô hình: Khi A khi B / Lúc A lúc B. (lúc nổi lên lúc tụt xuống). |
Câu hỏi 3: Diễn giải các từ “mềm mại” “đo đỏ” với nghĩa của các tiếng gốc làm cơ sở cho chúng? | 3) Được lặp lại phần âm đầu của tiếng gốc và mang vần âm phụ. - Mềm mại - Đo đỏ -> Có nghĩa giảm nhẹ hơn so với nghĩa gốc: mềm và đỏ |
Hỏi: Từ bài tập trên em rút ra được kết luận gì về nghĩa của từ láy? - Học sinh đọc ghi nhớ 2 - Sách giáo khoa | 2. Kết luận: Ghi nhớ 2 - Sách giáo khoa |
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập: - Học sinh làm việc theo nhóm bài tập 1 - Học sinh làm việc độc lập và trả lời - Thực hiện kĩ thuật khăn phủ bàn | III. Luỵên tập: 1. Bài 1: Đoạn đầu bài “Cuộc ….. bê” (K. Hoài) - Các từ láy có trong bài: Bần bật, thăm thẳm, nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran, nặng nề Phân loại: + Từ láy toàn bộ: Thăm thẳm, chiêm chiếp, bần bật => bị biến âm + Từ láy bộ phận: Nức nở, lặng lẽ, tức tưởi. rực rỡ, nhảy nhót, nặng nề, ríu ran. 2. Bài 2: - Thấp thoáng - Thâm thấp - Nho nhỏ - Chênh chếch - Nhức nhối - Anh ách - Khang khác 3. Bài 3: Cặp 1: a: nhẹ nhàng b: nhẹ nhõm. Cặp 2: a: xấu xa b: xấu xí Cặp 3: a: tan tành b: tan tác. |
4. Củng cố, luyện tập
- Các loại từ láy? Nghĩa của từ láy?
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại nội dung bài học.
- Làm các bài tập còn lại trong sách giáo khoa (B 4,5,6)
- Chuẩn bị bài: Quá trình tạo lập văn bản
- Chuẩn bị cho bài viết tập làm văn số 1 (ở nhà)
Bài trước: Giáo án: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người - Ngữ Văn lớp 7 Bài tiếp: Giáo án: Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự và miêu tả - Ngữ Văn lớp 7