Giáo án: Hoạt động ngữ văn - Ngữ Văn lớp 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, đúng giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.
- Khắc phục kiểu đọc nhỏ, lúng túng, phát âm ngọng,... , luyện chính tả
2. Kĩ năng
- Củng cố các kĩ năng đọc diễn cảm, kĩ năng viết chính tả, đặt câu, dùng từ.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ yêu thích môn học, có ý thức luyện đọc viết chính tả,...
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
- Đọc diễn cảm những câu hát về tình cảm gia đình?
3. Bài mới
Để củng cố kĩ năng đọc diễn cảm, biết bộc lộ tình cảm cảm xúc trong từng bài học qua sắc thái giọng đọc chúng ta cùng Hoạt động ngữ văn
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm - Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc, rõ ràng. - Đọc diễn cảm: Thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản. 2- Tiến trình giờ học: - Tiết 1: 2 bài: + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. + Sự giàu đẹp của tiếng Việt. - Tiết 2: 2 bài: + Đức tính giản dị của Bác Hồ. + Ý nghĩa văn chương. - Giáo viên nhận xét chung | 1- Yêu cầu đọc: 1- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Giọng đọc chung toàn bài: hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng. *Đoạn mở đầu: - Hai câu đầu: Nhấn mạnh các từ ngữ "nồng nàn" đó là giọng khẳng định chắc nịch. - Câu 3: Ngắt đúng vế câu trạng ngữ (1,2); Cụm chủ - vị chính, đọc mạnh dạn, nhanh dần, nhấn đúng mức các động từ và tính từ làm vị ngữ, định ngữ: sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lướt, nhấn chìm tất cả... - Câu 4,5,6; + Nghỉ giữa câu 3 và 4. + Câu 4: đọc chậm lại, rành mạch, nhấn mạnh từ có, chứng tỏ. + Câu 5: giọng liệt kê. + Câu 6: giảm cường độ giọng đọc nhỏ hơn, lưu ý các ngữ điệp, đảo: Dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc. Gọi từ 2 - 3 học sinh đọc đoạn này. Học sinh và giáo viên nhận xét cách đọc. * Đoạn thân bài: - Giọng đọc cần liền mạch, tốc độ nhanh hơn một chút. + Câu: Đồng bào ta ngày nay,... cần đọc chậm, nhấn mạnh từ ngữ: Cũng rất xứng đáng, tỏ rõ ý liên kết với đoạn trên. + Câu: Những cử chỉ cao quý đó,... cần đọc nhấn mạnh các từ: Giống nhau, khác nhau, tỏ rõ ý sơ kết, khái quát. Lưu ý các cặp quan hệ từ: Từ - đến, cho đến. - Gọi từ 4 -5 học sinh đọc đoạn này. Nhận xét cách đọc. *Đoạn kết: - Giọng chậm và hơi nhỏ hơn. + 3 câu trên: Đọc nhấn mạnh các từ: Cũng như, nhưng. + 2 câu cuối: Đọc giọng giảng giải, chậm và khúc chiết, nhấn mạnh các ngữ: Nghĩa là phải và các động từ làm vị ngữ: Giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho,... Gọi 3 - 4 học sinh đọc đoạn này, giáo viên nhận xét cách đọc 2- Sự giàu đẹp của tiếng Việt Nhìn chung, cách đọc văn bản nghị luận này là: giọng chậm rãi, điềm đạm, tình cảm tự hào. * Đọc 2 câu đầu cần chậm và rõ hơn, nhấn mạnh các từ ngữ: tự hào, tin tưởng. * Đoạn: Tiếng Việt có những đặc sắc... thời kì lịch sử: Lưu ý từ điệp Tiếng Việt; ngữ mang tính chất giảng giải: Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng... * Đoạn: Tiếng Việt... văn nghệ. v. v.. đọc rõ ràng, khúc chiết, lưu ý các từ in nghiêng: chất nhạc, tiếng hay... * Câu cuối cùng của đoạn: Đọc giọng khẳng định chắc chắn. Trọng tâm của tiết học đặt vào bài trên nên bài này chỉ cần gọi từ 3 -4 học sinh đọc từng đoạn cho đến hết bài. |
Hoạt động 2. Luyện tập: - Yêu cầu học sinh tìm những câu văn mang luận điểm và học thuộc | 2. Luyện tập: - Ghi nhớ các luận điểm. |
4. Củng cố, luyện tập
- Giáo viên lưu ý cho học sinh cách đọc để các em về nhà luyện đọc
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đoạn mà em thích nhất.
- Tìm đọc diễn cảm Tuyên ngôn Độc lập.
Bài trước: Giáo án: Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) - Kì 2 (tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 7 Bài tiếp: Giáo án: Hoạt động ngữ văn (tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 7