Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Chuẩn mực sử dụng từ - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Chuẩn mực sử dụng từ - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh nắm Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ.

2. Kĩ năng

- Học sinh rèn kỹ năng dùng từ chuẩn xác, góp phần gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức sử dụng từ đúng, chuẩn trong khi nói và viết.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị, sách giáo khoa, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

Hỏi: Thế nào là chơi chữ? Dùng lối nói chơi chữ có tác dụng gì?

Kể một số lối chơi chữ thường gặp? Cho ví dụ?

3. Bài mới

Sử dụng từ ngữ sao cho đúng nghĩa và đúng mục đích giao tiếp đó là nhiệm vụ của chúng ta để sau này vận dụng vào cuộc sống.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh dùng từ đúng âm, đúng chính tả:

* Giáo viên gọi 1 học sinh đọc bài tập 1 sách giáo khoa

Hỏi: Những từ in đậm trong những câu đó sử dụng như thế nào?

Đọc những câu văn đó ta thấy như thế nào?

I. Sử từ đúng âm, đúng chính tả.

1. Bài tập.

- Dùi => sai âm => đúng: vùi

- Tập tẹ => sai âm=> đúng: bập bẹ

- Khoảng khắc => sai chính tả => đúng: khoảnh khắc.

Hỏi: Vậy phải sửa như thế nào?

Hỏi: Vậy cần phải sử dụng từ như thế nào?

2. Kết luận:

- Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh dùng từ nghĩa:

- Học sinh đọc những câu văn trong bài tập

Hỏi: Các từ in đậm trong các câu đó dùng từ sai như thế nào?

Hãy thay những từ ấy bằng những từ thích hợp.

II. Sử dụng từ đúng nghĩa

1. Bài tập:

- Sử dụng các từ: Sáng sủa, cao cả, biết không đúng nghĩa, khiến cho người đọc hiểu sai về nghĩa.

- sáng sủa => tươi đẹp

- cao cả => sâu sắc

- biết => có

Hỏi: Từ bài tập trên em rút ra được kết luận gì?

- Học sinh đọc bài tập

Hỏi: Các từ in đậm trong các câu trên dùng sai như thế nào?

Hỏi: Hãy tìm cách chữa lại cho đúng?

2. Kết luận:

- Phải sử dụng từ đúng nghĩa

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp:

- Giáo viên giải thích: “hào quang” là danh từ không thể sử dụng làm vị ngữ như tính từ.

- Ăn mặc (động từ), thảm hại (tính từ) không thể sử dụng như danh từ.

- Giả tạo phồn vinh: trái với quy tắc trình tự Tiếng Việt.

III. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ.

1. Bài tập:

- Các từ: Hào quang, ăn mặc, thảm hại sử dụng sai tính chất ngữ pháp.

Sửa:

=> hào quang = hào nhoáng.

=> ăn mặc = chị ăn mặc thật giản dị

= việc ăn mặc …………..

=> thảm hại = bỏ với nhiều, thêm từ rất.

=> giả tạo phồn vinh = phồn vinh giả tạo

Hỏi: Từ bài tập trên em rút ra được kết luận gì?

2. Kết luận:

- Sử dụng từ phải đúng tính chất ngữ pháp của từ.

Hoạt động 4. Hướng dẫn học sinh dùng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách:

Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập sách giáo khoa?

Hỏi: Những từ im đậm sử dụng sai như thế nào?

Hỏi: Hãy tìm những từ thích hợp để thay thế.

+ Lãnh đạo: Đứng đầu các tổ chức hợp pháp, chính đáng => sắc thái tôn trọng.

+ Cầm đầu: Đứng đầu các tổ chức phi pháp, phi nghĩa => sắc thái khinh bỉ, coi thường.

IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách

1. Bài tập:

- Sắc thái biểu cảm không đúng, không phù hợp.

- Sửa:

* Lãnh đạo = cầm đầu

* Chú hổ = nó, con hổ

- Giải thích tương tự với trường hợp 2.

Từ bài tập trên em rút ra được bài học gì khi sử dụng từ?

2. Kết luận:

- Cần sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách.

Hoạt động 5. Hướng dẫn học sinh không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.

Học: Trong những trường hợp nào thì không nên dùng từ địa phương?

1- Do những đặc điểm về địa lý, lịch sử, phong tục tập quán…mỗi địa phương có những từ ngữ riêng gọi là từ địa phương.

Bắc BộNam Bộ
bao diêmhộp quẹt
nón
anh trai cảanh Hai
mẹ, u, bầm

- Ngoài ra có một số từ chỉ sự vật đã được phổ thông hoá.

Ví dụ: Sầu riêng, măng cụt, chôm chôm…

2- Do hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, có một số lượng lớn từ Hán Việt đã được bổ sung vào vốn từ vựng Tiếng Việt, góp phần làm phong phú Tiếng Việt, nhưng không nên lạm dụng:

- Từ nào Tiếng Việt có thì không nên dùng từ Hán Việt:

Ví dụ:

Cầu đường -> Không dùng kiều lộ

Ca múa nhạc -> Không dùng ca vũ nhạc

Cha mẹ -> không dùng phụ mẫu

Anh em -> không dùng huynh đệ

- Sử dụng từ Hán Việt tạo sắc thái trang trọng

Ví dụ:

Báo Phụ nữ -> không dùng Báo đàn bà

Cụ ấy qua đời -> không dùng Cụ ấy đã toi (ngoẻo).

V. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.

1. Bài tập.

* Không nên sử dụng từ địa phương:

- Trong các tình huống giao tiếp trang trọng.

- Trong các văn bản chuẩn mực (hành chính, chính luận).

- Đối với người vùng khác.

* Trong những trường hợp không cần thiết thì không nên sử dụng từ HánViệt

Qua đây em rút ra được bài học gì khi sử dụng từ Hán Việt và từ địa phương?

2. Kết luận:

- Không nên lạm dụng từ địa phương hay từ Hán Việt khi không thật sự cần thiết.

Hoạt động 6. Hướng dẫn học sinh không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại 1 lượt một số

bài tập làm văn của mình và yêu cầu chỉ ra những điểm sai trong cách sử dụng từ và giáo viên hướng dẫn cách sửa.

Hỏi Từ những bài tập trên em rút ra những yêu cầu gì khi sử dụng từ?

VI. Luyện tập:

- Lỗi thường gặp: l – n; ch – tr; r - d – gi

VII. Kết luận chung

Ghi nhớ: Sách giáo khoa - Trang 167.

4. Củng cố, luyện tập

Giáo viên nhắc lại các yêu cầu khi sử dụng từ.

5. Hướng dẫn về nhà

- Tự tập sửa các lỗi dùng từ trong bài viết của mình

- Chuẩn bị ôn tập văn biểu cảm