Giáo án: Trả bài tập làm văn số 2 - Ngữ Văn lớp 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về văn biểu cảm.
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng nhận diện, phát hiện lỗi, sửa lỗi trong bài.
3. Thái độ
- Học sinh có ý thức ham học, có ý thức trau dồi kĩ năng làm văn biểu cảm.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên soạn bài, chấm bài, đọc sách tham khảo.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh chuẩn bị bài, lập dàn bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
Hỏi: Nêu cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân trong hai câu thơ đầu bài thơ: "Rằm tháng giêng" của tác giả Hồ Chí Minh?
*Đáp án:
- Hai câu đầu mở ra một không gian cao rộng, mênh mông, ngập tràn ánh sáng và sức sống trong đêm “Nguyên tiêu”. Bầu trời và vầng trăng dường như không có giới hạn, dòng sông, mặt nước tiếp lẫn, liền với trời. Đây là dòng sông mùa xuân, nước mùa xuân, trời mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, nhưng cũng là dòng sông của tuổi trẻ, sức trẻ của tháng giêng, tháng đầu của mùa đầu tiên trong năm - mùa xuân đang ngập tràn cả trời đất.
* Tâm hồn nhà thơ: Tình yêu thiên nhiên thiết tha mãnh liệt. Bằng cách miêu tả khái quát, toàn cảnh, nắm được cái thần của sự vật theo bút pháp truyền thống phương Đông.
3. Bài mới
Các em đã viết bài tập làm văn số 2 văn biểu cảm, để đánh giá bài kiểm tra, thấy được những ưu và nhược điểm của bài viết. Trong giờ học này cô sẽ trả bài kiểm tra và cùng chúng ta nhận xét đánh giá bài làm.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề lâp dàn bài: - Gọi học sinh đọc đề - Giáo viên nêu ngắn gọn yêu cầu đáp án, thang điểm đã soạn ở tiết 31,32. - Học sinh theo dõi có thể ghi nhanh vào vở học tập để theo dõi vào bài của mình. | I. Tìm hiểu đề lập dàn ý: 1. Đề bài: Loài cây em yêu. + Thể loại: Biểu cảm + Đối tượng biểu cảm: một loại cây mà em yêu quý. + Tình cảm cần biểu hiện: Tình cảm yêu quý, gắn bó loài với cây đó. * Đáp án và thang điểm |
Hỏi: Nêu nhiệm vụ của phần mở bài? | 2. Yêu cầu: * Nội dung: - Đối tượng biểu cảm hiện lên nổi bật, gợi cảm. - Thể hiện tình cảm trong sáng, chân thành, sâu sắc có ý nghĩa nhân văn. a. Mở bài - Giới thiệu được loại cây và lí do thích loại cây đó (ý chung) |
Hỏi: Những ý cần triển khai trong phần thân bài? | b. Thân bài: - Những đặc điểm của cây khiến em yêu thích: Thân cây, lá cây, hoa, lá. quả… - Lợi ích của cây đối với cuộc sống và gia đình. (về vật chất và tinh thần). - Cây trong cuộc sống của riêng em (những kỷ niệm gắn bó giữa em với loại cây, kỷ niệm của cây gắn bó với bạn bè, thầy cô…. ). |
Hỏi: Nội dung của phần kết bài? | c. Kết bài. - Tình cảm của người viết, hi vọng, mơ ước cho cây. * Hình thức: - Bố cục đầy đủ, rõ ràng; - Bài viết bảo đảm tính mạch lạc và sự liên kết chặt chẽ. - Lời văn trong sáng, dễ hiểu, diễn đạt lưu loát, rõ ràng. - Không mắc các lỗi chính tả, ngữ pháp, trình bày sạch đẹp. |
- Giáo viên nêu thang điểm | 3. Thang điểm Điểm 9-10: Mức tối đa: Bảo đảm các yêu cầu trên. Điểm 7-8: mức chưa tối đa đạt 2/3 yêu cầu. Điểm 5-6: mức chưa tối đa đạt 1/2 yêu cầu. Điểm 3-4: mức chưa tối đa đạt 1/3 yêu cầu Điểm 0-2 mức chưa tối đa đạt đưới 1/4 hoặc không làm bài. |
Hoạt động 2. Nhận xét đánh giá bài làm - Gọi học sinh tự đánh giá bài làm đạt ở mức độ nào? điểm số? - Giáo viên đánh giá nhận xét bài làm qua từng mặt cụ thể - Giáo viên nêu những vấn đề còn tồn tại | II. Nhận xét: 1. Thể loại: Đa phần viết đúng theo thể loại biểu cảm. Tuy nhiên có một số bài có nhiều đoạn còn sử dụng phương thức miêu tả và tự sự nhưng chưa mang lại giá trị biểu cảm. 2. Về nội dung. - Đa phần viết được và chính xác rõ ràng đối tượng biểu cảm, tình cảm thể hiện chân thành, mội số bài có những chi tiết gợi cảm bộc lộ tình cảm sâu sắc. - Vẫn tồn tại một số bài nội dung còn sơ sài, đối tượng biểu cảm chưa được khắc hoạ sâu sắc, tình cảm còn chung chung. (Sơn, Dũng, Biên, Ngọc Anh... ) 3. Bố cục: Đa phần có bố cục đầy đủ 3 phần, tuy nhiên còn nhiều trường hợp có bố cục chưa cân đối, chưa rõ ràng, hợp lí. + Một số bài các ý trình bày lan man, chưa rõ ràng các ý, sắp xếp lộn xộn. (Thiên Phú, Xuân Tùng, Sơn... ) 4. Cách diễn đạt và sử dụng các biện pháp nghệ thuật. - Đa phần có sự kết hợp với các yếu tố biểu cảm với tự sự và miêu tả, ngoài ra còn có so sánh, nhân hoá. - Tuy nhiên cách kết hợp chưa được thuần thục còn vụng về. - Diễn đạt: Đa phần học sinh diễn đạt khá gọn ý, rõ ràng, mạch lạc và có sự liên kết. Một số còn diễn đạt lủng củng, ý văn không thoát. (Linh7B, Lương, Biên, Ngọc Anh) 5. Về chính tả, dùng từ, ngữ pháp: - Đa phần các em mắc ít lỗi chính tả, dùng từ chuẩn xác. - Một số học sinh mắc nhiều lỗi chính tả: L = n; tr = ch; r = d = gi; x = s - Một số viết câu chưa chuẩn (Long, Huy, Trần Hương, PThương) |
Hoạt động 3. Sửa lỗi: - Giáo viên trả bài cho học sinh - Học sinh đổi bài cho nhau đọc cùng nhau sửa chữa các lỗi như giáo viên đã khái quát - Giáo viên gọi 1 học sinh làm bài tốt nhất đọc bài. - Học sinh nhận xét - Gọi 1 học sinh đọc bài yếu nhất - Gọi học sinh nhận xét. | III. Sửa lỗi: |
4. Củng cố, luyện tập
- Làm thế nào để viết hay một bài văn biểu cảm về sự vật?
- Nêu các cách lập ý trong bài văn biểu cảm?
5. Hướng dẫn về nhà
- Tự sửa các lỗi trong bài, viết lại theo hướng dẫn của bài học.
- Chuẩn bị bài: Thành ngữ, trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa
Bài trước: Giáo án: Từ đồng âm - Ngữ Văn lớp 7 Bài tiếp: Giáo án: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm - Ngữ Văn lớp 7