Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Kiểm tra Tiếng Việt - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Kiểm tra Tiếng Việt - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Củng cố những kiến thức về tiếng việt đã học trong đầu học kì II cho đến hiện tại. Vận dụng những kiến thức đã học vào thực hiện nội dung bài kiểm tra.

2. Kĩ năng

- Có kỹ năng nhận diện: câu rút gọn, câu đặc biệt, trạng ngữ phân tích và sử dụng trạng ngữ trong khi nói và viết.

- Có kỹ năng đặt câu tách trạng ngữ ra thành câu riêng.

3. Thái độ

- Có thái độ yêu thích môn học, có ý thức vận dụng vào thực tế, làm bài nghiêm túc.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, ra đề kiểm tra, in sao đề chuẩn bị tư liệu về bài học, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, ôn tập bài liên quan đến nội dung kiểm tra, trả lời các câu hỏi bài tập.

III. Tiến trình kiểm tra

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

* Đề bài:

I. Phần trắc nghiệm:

- Khoanh tròn chữ cái đứng trước đáp án đúng.

Câu 1: Thế nào là câu rút gọn?

A. Là câu chỉ có một cụm chủ ngữ - vị ngữ.

B. Là câu được lược bỏ một số thành phần câu.

C. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

D. Là câu lược bỏ tất cả các thành phần chính trong câu.

* Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới.

“Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết không có mảy may một chútr bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của trời, cái khéo léo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. ”

Trích: Một thứ quà của lúa non. Cốm! - Thạch Lam)

Câu 2: Cụm từ nào đầy đủ thành phần trạng ngữ trong câu văn đầu tiên của đoạn văn.

A. Khi các cô gái Vòng đỗ gánh.

B. giở từng lớp lá sen.

C. không có mảy may một chút bụi nào?

D. Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen.

Câu 3: Câu “Hỡi các bà mua hàng! ” là loại câu gì?

A. Câu đơn bình thường

B. Câu rút gọn

C. Câu đặc biệt

D. Câu ghép.

Câu 4: Câu “Hỡi các bà mua hàng! ” có tác dụng gì?

A. Thông báo sự tồn tại của sự vật

B. Bộc lộ cảm xúc

C. Gọi đáp.

D. Xác định thời gian, nơi chốn.

Câu 5: Trong đoạn văn trên có mấy câu rút gọn?

A. Một câu

B. Hai câu

C. Ba câu

D. Bốn câu

Câu 6: Những câu được xác định ở câu 5 rút gọn thành phần nào nào?

A. Chủ ngữ

B. Vị ngữ

C. Bổ ngữ

D. Trạng ngữ

PHẦN II: TỰ LUẬN: (7Đ)

Câu1: (1 điểm)

- Cho biết công dụng của trạng ngữ trong câu.

Câu 2: (2 điểm)

Đặt một câu văn minh hoạ. Gạch chân dưới trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ ấy.

Câu 3: (4đ)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ “KHÔNG THẦY ĐỐ MÀY LÀM NÊN” trong đoạn văn có sử dụng các trạng ngữ, câu rút gọn (hoặc câu đặc biệt)?

- Gạch chân dưới các trạng ngữ, câu rút gọn (hoặc câu đặc biệt)? Và cho biết tác dụng của việc sử dụng ấy.

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3Đ)

- Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

* Hướng dẫn chấm, biểu điểm:

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

CâuMức tối đaMức không đạt

1

B

Chọn đáp án khác hoặc không trả lời

2

D

Chọn đáp án khác hoặc không trả lời

3

C

Chọn đáp án khác hoặc không trả lời

4

C

Chọn đáp án khác hoặc không trả lời

5

B

Chọn đáp án khác hoặc không trả lời

6

A

Chọn đáp án khác hoặc không trả lời

PHẦN II: TỰ LUẬN (7Đ)

Câu 1 (1 điểm)

- Công dụng của trạng ngữ là:

+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác hơn (0,5đ).

+ Liên kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạnh lạc. (0,5đ).

Câu 2 (2đ)

- Học sinh đặt câu đúng yêu cầu, nội dung hợp lí. (1đ)

- Học sinh xác định đúng trạng ngữ và nêu được công dụng (1đ).

Câu 3: (4điểm).

- Viết đoạn mạch lạc, nội dung liên kết, không mắc các lỗi về ngữ pháp, chính tả; nội dung trọng tâm. (2đ).

Nội dung đoạn văn có thể:

+ Ý nghĩa của câu tục ngữ: Khi làm một việc gì (làm nên) cũng cần có người dạy bảo và hướng dẫn -> Nội dung đề cao vai trò của người thầy.

+ Vì sao nhân dân ta lại đưa ra chân lí ấy?

Vì: Thầy là người dạy cho ta nhân cách làm người.

Thầy dạy cho ta những kiến thức că bản để vận dụng trong cuộc sống.

Thầy hướng ta tới tương lai và giúp ta thực hiện. (... )

- Xác định, nêu đúng tác dụng của trạng ngữ và câu yêu cầu. (1đ)

- Nêu được tác dụng (hợp lí) (1đ).

* Cách cho điểm:

- Mức tối đa: Đề cập đầy đủ các ý nêu trên.

- Mức chưa tối đa: Thực hiện được 2/3 hoặc 1/3 những yêu cầu trên.

- Không đạt: Thực hiện được dưới 1/3 yêu cầu; hoặc học sinh lạc đề, bỏ giấy trắng.

3. Giáo viên:

- Coi kiểm tra nghiêm túc, học sinh làm bài nghiêm túc, trung thực.

4. Nhận xét:

Giáo viên nhận xét ý thức học sinh trong giờ làm bài.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Chuẩn bị bài: Cách làm văn lập luận chứng minh.