Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Kiểm tra tiếng việt kì 1 - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Kiểm tra tiếng việt kì 1 - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong phần Tiếng Việt từ đầu năm đến nay với mục đích đánh giá năng lực nhận ra, hiểu giá trị và vận dụng ngôn ngữ có hiệu quả trong quá trình tạo lập câu, đoạn văn thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng suy nghĩ độc lập và trình bày bài kiểm tra.

3. Thái độ

- Có thái độ làm bài nghiêm túc, trung thực.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

. Đề kiểm tra:

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần 1: Trắc nghiệm: (3 điểm)

Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái (A, B, C hoặc D) đứng trước đáp án đúng.

Câu 1.

Thế nào là từ đồng nghĩa?

A. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

B. Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

C. Là những từ đồng âm nhưng khác nghĩa.

D. Là những từ có nghĩa giống nhau hoàn toàn.

Câu 2:

Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ thi nhân?

A. Nhà văn

B. Nhà thơ

C. Nhà báo

D. Nghệ sĩ

Câu 3.

Trong câu “ Đọc thư, tôi xúc động vô cùng”, đại từ “ tôi” thuộc ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ ba số nhiều

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ nhất số ít

D. Ngôi thứ nhất số nhiều

Câu 4.

Quan hệ từ “hơn” trong câu thơ sau đây biểu thị ý nghĩa quan hệ gì? Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

A. Sở hữu

B. Nhân qủa.

C. So sánh

D. Mục đích.

Câu 5.

Yếu tố “tiền” trong từ nào sau đây không cùng nghĩa với những yếu tố còn lại?

A. Tiền tuyến.

B. Cửa tiền

C. Mặt tiền

D. Tiền bạc

Câu 6

Cặp từ trái nghĩa nào thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ sau:

Non cao tuổi vẫn chưa già,

Non còn... nước, nước mà... non.

A. xa – gần.

B. nhớ – quên.

C. đi – về.

D. cao – thấp.

Phần 2: Tự luận: (7điểm)

Câu 1.

(2 điểm) Hãy sắp xếp các từ ghép sau vào bảng phân loại: suy nghĩ, xe đạp, ẩm ướt, bà ngoại, trong trắng, thơm phức, nhà ăn, đi đứng.

Từ ghép chính phụ

Từ ghép đẳng lập

Câu 2. (2 điểm)

Hãy chỉ ra và chữa lỗi về quan hệ từ trong các câu sau đây:

a. Nhà Ngân ở xa trường và bao giờ Ngân cũng đến trường đúng giờ.

b. Tôi anh là đồng chí của nhau.

Câu 3. (3 điểm)

Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) phân tích giá trị của việc sử dụng các từ láy trong hai câu thơ sau:

Lom khom dưới núi, tiêu vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

(Bà Huyện Thanh Quan)

* Hướng dẫn chấm, biểu điểm:

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

CâuMức tối đaMức không đạt

1

A

Lựa chọn đáp án khác hoặc không trả lời

2

B

Lựa chọn đáp án khác hoặc không trả lời

3

C

Lựa chọn đáp án khác hoặc không trả lời

4

C

Lựa chọn đáp án khác hoặc không trả lời

5

D

Lựa chọn đáp án khác hoặc không trả lời

6

B

Lựa chọn đáp án khác hoặc không trả lời

PHẦN I: TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 7: ( 2 điểm)

Từ ghép chính phụ

Xe đạp, bà ngoại, thơm phức, nhà ăn

Từ ghép đẳng lập

Suy nghĩ, ẩm ướt, trong trắng, đi đứng

Câu 8: ( 2 điểm)

a. Sử quan hệ từ không thích hợp về nghĩa (0,5 điểm)

Câu sửa lại: Nhà Ngân ở xa trường nhưng bao giờ Ngân cũng đến trường đúng giờ. ( 0,5 điểm)

b. Thiếu quan hệ từ (0,5 điểm)

Câu sửa lại: Tôi và anh là đồng chí của nhau. ( 0,5 điểm)

Câu 9: ( 3 điểm)

- Viết đúng hình thức một đoạn văn với độ dài (khoảng 5 đến 7 câu)

- Cần đạt được những ý cơ bản sau

+ Bức tranh Đèo Ngang được Bà Huyện Thanh Quan miêu tả với nhiều đường nét, màu sắc, hình khối. Tác giả sử dụng hai từ láy lom khom, lác đác để miêu tả cảnh vật và con người. ( 1 điểm)

+ Lom khom gợi tả hình ảnh nhỏ bé, vất vả của người tiều phu giữa núi rừng hoang vu.

Lác đác gợi sự thưa thớt, ít ỏi của những quán chợ nghèo. ( 1 điểm)

-> Sự sống nơi Đèo Ngang thưa thớt, hoang vu càng làm cho tâm hồn thi sĩ cảm thấy đơn, lẻ loi, nỗi buồn thầm lặng (nhớ nước, thương nhà). (1 điểm)

* Cách cho điểm:

- Mức tối đa: Đề cập đầy đủ các ý nêu trên.

- Mức chưa tối đa: Thực hiện được 2/3 hoặc 1/3 những yêu cầu trên.

- Không đạt: Thực hiện được dưới 1/3 yêu cầu; hoặc học sinh lạc đề, bỏ giấy trắng.

4. Củng cố, nhận xét:

Giáo viên thu bài, nhận xét giờ kiểm tra

5. Hướng dẫn về nhà:

- Xem lại bài và tự tìm đáp án

- Chuẩn bị bài: Trả bài Tập làm văn số 2