Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Chữa lỗi về quan hệ từ - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Chữa lỗi về quan hệ từ - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Củng cố khái niệm về quan hệ từ.

- Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ.

2. Kĩ năng

- Có kỹ năng sử dụng quan hệ từ trong khi nói và viết.

3. Thái độ

- Học sinh có ý thức học tập, thường xuyên sử dụng đúng ngôn ngữ Tiếng Việt

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, đọc sách tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến bài học, đọc bài, xem trước bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

1. Thế nào là quan hệ từ? Cho ví dụ?

2. Làm bài tập 3. (Sách giáo khoa – Trang 98)

3. Làm bài tập 5 (Sách giáo khoa - Trang 98)

3. Bài mới

- Ở tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu về quan hệ từ, chức năng và ý nghĩa của nó trong câu văn, đoạn văn. Nhưng sử dụng nó như thế nào cho đúng đó lại là một vấn đề. Vì thực tế còn nhiều trường hợp sử dụng sai, sử dụng không hợp lí quan hệ từ.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các lỗi thường gặp:

- Gọi học sinh đọc bài tập sách giáo khoa

Hỏi: Hai câu sau đây thiếu quan hệ từ ở chỗ nào? Hãy chữa lại cho đúng? (2 câu sách giáo khoa)

I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ:

1. Thiếu quan hệ từ:

- Câu 1: Thiếu quan hệ từ: “mà” hoặc “để”

- Câu 2: Thiếu quan hệ từ “đối với, với”

- Học sinh và viết lại câu đúng đã sửa lại vào phiếu học tập.

- Sửa lại:

- Câu 1: Đừng nên chỉ nhìn vào hình thức mà đánh giá kẻ khác.

- Câu 2: Câu tục ngữ này chỉ đúng đối với xã hội xưa còn với xã hội ngày nay thì không đúng.

- Học sinh đọc 2 ví dụ sách giáo khoa cho biết: Các quan hệ từ “và”, “để” ở hai câu đó có diễn tả đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không?

- Giáo viên củng cố “và” chỉ quan hệ bổ sung

- Giáo viên củng cố “để” chỉ quan hệ mục đích.

=> Sử dụng chưa đúng mối quan hệ.

- Học sinh thay thế và chép lại câu sao cho đúng vào vở.

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập trong phần I3 và yêu cầu trả lời câu hỏi.

Hỏi: Tại sao câu trên thiếu chủ ngữ?

2. Dùng quan hệ từ không phù hợp về nghĩa.

- Bài tập: Sách giáo khoa – Trang 106

- Nhận xét:

+ Câu 1: 2 vế của câu diễn đạt 2 sự việc có hàm ý tương phản nên phải thay từ “và” = từ “nhưng”

+ Câu 2: Vế thứ 2 có nội dung giải thích lí do cho vế thứ nhất. Nên thay từ “để” = từ “vì”.

- Học sinh đọc phần I4. Trang 107

Hỏi: Các câu in đậm sai ở đâu?

- Hãy sửa lại cho đúng?

3. Thừa quan hệ từ.

- Bài tập: Trang 106,107

- Nhận xét

+ Các câu đã cho thiếu chủ ngữ vì các quan hệ từ “qua”, “về” đã biến chủ ngữ thành bộ phận trạng ngữ trong câu.

- Sửa lại:

+ Câu 1: Bỏ quan hệ từ “qua”

+ Câu 2: Bỏ quan hệ từ “ về”

Hỏi: Khi sử dụng quan hệ từ thường người viết mắc các lỗi nào?

- Học sinh đọc to, rõ ràng phần ghi nhớ Sách giáo khoa - Trang 107

4. Sử dụng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.

- Bài tập: Trang 107

- Nhận xét: Những câu mắc lỗi.

+ Câu 1: Không những (1)…. toán, không những (2) giỏi về môn văn.

Câu 2: Nó thích tâm sự với mẹ, không thích với chị

=> Câu 1: Từ “không những 2” không có tác dụng liên kết 2 vế của câu, còn khiến cho câu thêm lủng củng

=> Câu 2: Vế của câu thiếu sự liên kết

- Sửa lại:

- Nam là …toàn diện. Không …toán, Nam còn giỏi về môn văn. Thầy giáo rất khen Nam.

- Nó thích tâm sự với mẹ nhưng không thích tâm sự với chị.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 1

- Học sinh thực hiện theo nhóm bàn.

- Đại diện 1 số bàn phát biểu, trả lời.

- Giáo viên và học sinh nhận xét sữa chữa (nếu sai)

- Giáo viên chia lớp ra 3 nhóm

+ Nhóm 1: Câu 1

+ Nhóm 2: Câu 2

+ Nhóm 3: Câu 3

5. Kết luận:

*Ghi nhớ: Sách giáo khoa – Trang 107

II. Luyện tập

1. Bài 1:

- Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.

- Con xin báo một tin vui để cha mẹ mừng. ( hoặc “cho”)

2. Bài 2:

- Câu 1: Thay “mới” bằng “như”

- Câu 2: Thay “tuy” bằng “dù”

- Câu 3: Thay “bằng” bằng “ về” (“qua”)

4. Củng cố, tập luyện

Hỏi: Chỉ ra các lỗi thường gặp trong quan hệ từ?

Hỏi: Nêu cách sửa lỗi?

5. Chỉ dẫn về nhà

- Học thuộc lòng phần ghi nhớ, ôn lại kiến thức về quan hệ từ.

- Tập viết đoạn văn biểu cảm trong đó có sử dụng quan hệ từ.

- Hoàn thiện bài tập 4,5 phần luyện tập

- Chuẩn bị bài: "Xa ngắm thác núi Lư"