Giáo án: Văn bản đề nghị ( tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị, các tình huống cần viết văn bản đề nghị.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng làm văn bản đề nghị.
3. Thái độ
- Viết một văn bản đề nghị đúng quy cách.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
- Thế nào là văn bản hành chính? Đặc điểm hình thức và mục đích, nội dung của văn bản hành chính?
3. Bài mới
Hôm nay chúng ta sẽ học một trong những kiểu văn bản hành chính của lớp 7 là văn bản đề nghị.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của văn bản đề nghị. - Giáo viên gọi học sinh đọc 2 văn bản trong sách giáo khoa - trang 124. - Giấy đề nghị cần lưu ý những gì về nội dung? Câu hỏi 1: Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì? Nêu yêu cầu về hình thức của giấy đề nghị? Câu hỏi 4: Hãy nêu một tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường mà em biết cần viết giấy đề nghị. - Học sinh lấy tình huống. Giáo viên và học sinh cùng lần lượt nhận xét. - Giáo viên cho học sinh đọc I3 và trả lời câu hỏi trong các tình huống đó, tình huống nào phải viết giấy đề nghị? - Từ việc trả lời các câu hỏi trên hãy nêu đặc điểm văn bản đề nghị: - Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận: | I. Đặc điểm của văn bản đề nghị 1. Đọc các văn bản sau: a. Viết giấy đề nghị nhằm mục đích nêu ý kiến của mình lên một cá nhân hoặc một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để đạt được một nhu cầu hoặc một quyền lợi chính đáng nào đó. |
Câu hỏi: Các mục trong một văn bản đề nghị được trình bày theo thứ tự nào? Câu hỏi: 2 văn bản có điểm gì giống và khác nhau? Câu hỏi: Những phần nào là quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị? | b. Về nội dung: Cần bảo đảm việc trả lời các câu hỏi sau: + Ai đề nghị? + Đề nghị ai? + Đề nghị cái gì? - Về hình thức: Văn bản đề nghị cần được trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa, theo một số mục đã được quy định sẵn. c. Tình huống viết văn bản đề nghị * Trong I3: - Tình huống viết văn bản đề nghị: a và c - Tình huồng b: bản tường trình - Tình huống d: bản kiểm điểm cá nhân 3. Kết luận: *Ghi nhớ: Sách giáo khoa - trang 126 |
4. Củng cố, luyện tập
- Làm thế nào để viết tốt 1 văn bản đề nghị?
- Những điều cần lưu ý khi làm bài văn đề nghị
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn nội dung bài học, - Học thuộc lòng ghi nhớ sách giáo khoa - trang 126
- Tập viết một số văn bản đề nghị.
- Chuẩn bị trước bài: Ôn tập văn học
Học sinh khá giỏi: Làm đề cương 10 câu hỏi
Với học sinh trung bình, có thể bỏ câu 7,8,9 (nếu không làm được)
Chú ý: Đề cương chỉ cần ghi ý chính, trình bày rõ ràng, ngắn gọn
* Để làm được: Học sinh phải ôn lại từ học kỳ I => học kỳ II
Bài trước: Giáo án: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy - Ngữ Văn lớp 7 Bài tiếp: Giáo án: Văn bản đề nghị ( tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 7