Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được sơ lược thế nào là tục ngữ

- Hiểu được nội dung, một số hình thức nghệ thuật và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.

2. Kĩ năng

Rèn kỹ năng hiểu và phân tích tục ngữ

3. Thái độ

- Có thái độ yêu quý và tôn trọng những kinh nghiệm quý báu của ông cha.

- Tích hợp với việc bảo vệ môi trường

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

-Giáo viên soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, soạn bài, tìm đọc Tục ngữ Việt Nam.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh, giới thiệu chương trình.

3. Bài mới

Hầu như dân tộc nào cũng có kho tàng tục ngữ của riêng mình. Tục ngữ biểu hiện kinh nghiệm và tâm hồn của nhân dân. Nó mang ý nghĩa rất sâu sắc. Nó là sản phẩm được đúc kết từ kinh nghiệm và là kết quả, kinh nghiệm của nhân dân.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.

- Giáo viên đọc mẫu, hướng dẫn học sinh cách đọc rõ ràng, khúc triết

- Giáo viên nhân xét:

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc phần chú thích dấu (*)

- Giáo viên diễn giảng, lấy ví dụ chứng minh và gọi học sinh lấy ví dụ

I. Đọc, tìm hiểu chú thích

1. Đọc

2. Chú thích:

* Khái niệm tục ngữ: Sách giáo khoa - Trang 3

- Về hình thức: Tục ngữ là một câu nói có ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh và nhịp điệu dễ nhớ, dễ lưu truyền.

- Về nội dung: Tục ngữ thường diễn đạt những kinh nghiệm và cách nhìn nhận của nhân dân đối với các vấn đề về thiên nhiên và lao động, con người, xã hội.

Có nhiều câu tục ngữ chỉ mang nghĩa đen nhưng có những câu tục ngữ mang cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

- Về sử dụng: Tục ngữ được nhân dân sử dụng trong đời sống, lao động để nhìn nhận, ứng xử, thực hành và làm cho lời nói thêm hay, thêm sinh động sâu sắc.

a. Khái niệm tục ngữ:

- Tục ngữ là những câu nói dân gian có đặc điểm ngắn gọn, thường có vần điệu, nhịp điệu, hình ảnh dùng để diễn đạt những kinh ngiệm của nhân dân về mọi mặt trong đời sống (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào trong đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.

- Giáo viên giải thích những từ khó học sinh chưa hiểu.

b. Từ khó

- Thì: ở đây là thời vụ phù hợp nhất cho việc trồng trọt; mùa nào trồng cây ấy lúc thời tiết phù hợp.

- Thục: là cày đi bừa lại để có đất tốt, thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây trồng.

Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản:

Câu hỏi: Phương thức biểu đạt của tục ngữ là gì?

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Kiểu văn bản: Nghị luận

- Thể loại: Tục ngữ.

Câu hỏi: Phân nhóm theo nội dung cụ thể cho các câu tục ngữ?

2. Bố cục: Chia làm 2 nhóm

Nhóm 1: Câu 1 – câu 4: Các câu tục ngữ về thiên nhiên

Nhóm 2: Câu 5 – câu 8: Các câu tục ngữ về lao động sản xuất

- Giáo viên gọi học sinh đọc câu tục ngữ thứ nhất?

3. Phân tích:

a. Tục ngữ về thiên nhiên:

* Câu 1:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Hỏi: Em có nhận xét gì về hình thức và biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu tục ngữ?

- Hình thức: Giống 2 câu thơ thất ngôn: nhịp

3/ 4, vần lưng, vần bằng: năm - nằm

mười - cười

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng:

+ Phép đối (đối xứng và đối lập)

+ Phóng đại:

Chưa nằm đã sáng

Chưa cười đã tối

Hỏi: Em hiểu nghĩa của câu tục ngữ như thế nào?

- Ý Nghĩa:

+ Tháng năm (âm lịch) đêm ngắn ngày dài

+ Tháng mười (âm lịch) đêm dài ngày ngắn

Hỏi: Kinh nghiệm của câu tục ngữ có thể vận dụng vào việc gì?

- Vận dụng: Tính toán, sắp xếp công việc cho hợp lí hoặc gìn giữ sức khoẻ trong mùa hè và mùa đông

Hỏi: Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ diễn đạt là gì?

- Giá trị: Giúp con người có ý thức chủ động trong việc nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc, sức lao động vào các thời điểm khác nhau trong 1 năm

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc câu tục ngữ 2

Hỏi: Em có nhận xét gì về hình thức và nội dung của câu tục ngữ?

* Câu 2: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

- Nội dung: Nói về thời tiết

- Hình thức: Vần lưng, phép đối, kết cấu: 2 câu đối xứng, đối lập nhau từng từ, vế, cấu trúc theo kiểu: điều kiện - kết quả (A1 thì B1, A2 thì B2: Chặt chẽ, dứt khoát, khẳng định)

Hỏi: Nêu cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ?

- Cơ sở: Trời nhiều sao => ít mây => nắng

Trời ít sao => nhiều mây => mưa

Hỏi: Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ?

* Ý nghĩa: Dự đoán nắng, mưa dựa trên cơ sở xem sao trên trời. Từ đó góp phần sắp xếp công việc hợp lí.

*Học sinh đọc câu tục ngữ 3

Hỏi: So sánh về nội dung, hình thức với 2 câu trên?

- Liên hệ với:

+ Bài ca nhà tranh…phá

+ Sơn Tinh Thuỷ Tinh

* Câu 3: Ráng mở gà, có nhà thì giữ

- Vẫn là kinh nghiệm về thời tiết: Dự đoán bão, hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm, hiểm hoạ cho dân nghèo, cho những đất nước ven biển.

+ Nhìn ráng mỡ gà (ẩn dụ) => có bão

Hỏi: Nêu giá trị của câu tục ngữ?

Hỏi: Xác định ý nghĩa của câu tục ngữ?

-> Giông bão là thiên tặc, hiện tượng thiên nhiên vô cùng nguy hiểm.

- Giá trị: Biết cách nhìn nhận thời tiết, từ đó có ý thức chủ động, gìn giữ nhà cửa, hoa

*Học sinh đọc câu tục ngữ 4

Hỏi: Em hiểu nội dung câu tục ngữ như thế nào?

* Câu 4:

Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

- Nghĩa: Kiến bò nhiều vào tháng 7 (âm lịch) thường là bò lên cao => là điểm báo sắp có lụt

Hỏi: Câu tục ngữ dựa trên cơ sở nào?

- Cơ sở: Là kinh nghiệm được nhân dân tổng kết qua quan sát.

Hỏi: Giá trị của câu tục ngữ?

- Giá trị: Nhân dân có ý thức dự bão lũ lụt từ rất nhiều hiện tượng tự nhiên để chủ động trong việc phòng chống.

- Hé mở tâm trạng lo lắng, sợ hãi, phấp phỏng của người nông dân.

Hỏi: Bốn câu vừa tìm hiểu có đặc điểm gì chung?

=> Bốn câu đúc kết những kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt, cho thấy phần nào cuộc sống lao động vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt ở nước ta.

* Học sinh đọc câu 5

Hỏi: Em có nhận xét gì về hình thức, nội dung của câu tục ngữ? Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng?

- Giáo viên bình giảng thêm về câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng”

Hỏi: Tại sao đất lại được so sánh với thứ quý giá như vậy?

=> Đất nuôi sống con người, là nơi ở.

=> Là một tài sản vô giá.

=> Con người phải mất rất nhiều công sức mới có đất.

b. Tục ngữ về lao động sản xuất

* Câu 5: Tấc đất, tấc vàng

- Là 1 trong những câu tục ngữ ngắn gọn nhất (4 tiếng 2 vế)

- Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, phóng đại

- Nội dung: Đề cao giá trị của đất, vai trò của đất đai đốivới người nông dân: Đất ở, đất cày, làm ăn, nuôi sống con người.

Hỏi: Vậy chúng ta có thể sử dụng câu tục ngữ này trong trường hợp nào?

- Sử dụng câu tục ngữ trong trường hợp

+ Phê phán hiện tượng lãng phí đất

+ Đề cao giá trị của đất

*Học sinh đọc câu 6

Hỏi: Nêu nét nghệ thuật tiêu biểu và nghĩa của câu tục ngữ này?

* Câu 6:

Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền

- Hình thức: Nói bằng từ Hán Việt

- Nghĩa:

Nói về thứ tự của các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người cao nhất trong xã hội xưa:

Hỏi: Theo em ba nghề nhất là những nghề nào?

+ Đầu tiên là nuôi cá (canh trì) => làm vườn (canh viên) => làm ruộng (canh điền)

Hỏi: Nêu cơ sở của câu tục ngữ?

- Cơ sở: Từ thực tế lợi ích của các nghề đem lại.

Hỏi: Câu tục ngữ được vận dụng ở đâu?

- Vận dụng: Chỉ ở những vùng có điều kiện phát triển ba nghề trên

Hỏi: Nêu giá trị của câu tục ngữ?

- Giá trị: Giúp con người biết khai thác tốt điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế

* Học sinh đọc câu tục ngữ 7

Hỏi: Cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ?

* Câu 7: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

- ý nghĩa: Thứ tự quan trọng hàng đầu trong trồng chọt là nước tiếp đến là phân bón, sau đó đến cần cù chăm sóc rồi mới đến giống tốt.

*Học sinh đọc câu tục ngữ 8

Hỏi: Nêu nét ngệ thuật tiêu biểu và cho biết nghĩa của câu tục ngữ này?

* Câu 8: Nhất thì, nhì thục

- Kết cấu ngắn gọn (1/2 số tiếng)

+ Tuân thủ thời vụ là điều rất quan trọng đối với nghề trồng lúa nước (nhất thì)

Cày, bừa, gieo, cấy phải đúng lịch

+ Chuyên cần, kĩ lưỡng, thành thạo (nhì thục)

- Ý nghĩa: Câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và của đất đai đã được khai phá, sự chăm bón thuần thục của con người.

Hỏi: Trình bày những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của những câu tục ngữ vừa học?

- 1 học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà

- Học sinh đọc phần đọc thêm Trang 5,6 Sách giáo khoa

4. Tổng kết:

a. Hình thức: Ngắn gọn

- Thường có vần, đối

- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ

b. Nội dung:

- Những kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, các hiện tượng bão, lụt.

- Kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp

*Ghi nhớ Sách giáo khoa

4. Củng cố, luyện tập

- Khái niệm về tục ngữ.

- Trong những câu tục ngữ trên, em thích nhất là câu tục ngữ nào? Tại sao?

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn lại nội dung bài học. Làm các bài tập trong sách bài tập trang 3,4

- Sưu tầm thêm các câu tục ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất, tập giải nghĩa và chỉ ra giá trị nội dung của những câu tục ngữ sưu tầm được.

- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương (Phần tập làm văn và văn)