Giáo án: Trả bài kiểm tra học kì 1 - Ngữ Văn lớp 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Củng cố và nắm vững những kiến thức về văn bản biểu cảm, về con người.
- Nắm được những ưu, nhược điểm khi viết bài của bản thân
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng nhận diện và sửa chữa những tồn tại trong bài
3. Thái độ
- Có ý thức nhận và sửa chữa lỗi.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
Kiểm tra trong giờ học.
3. Bài mới
- Các em đã làm bài kiểm tra kiến thức tổng hợp môn Ngữ văn học kì I, giờ học này cô cùng các em nhận xét đánh giá kết quả bài làm để các em rút kinh nghiệm trong quá trình học tập trong học kì II và cả quá trình học tập.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh kiểm tra kết quả bài làm: - Giáo viên đọc lại đề bài + Nêu yêu cầu bài viết theo đề + Đưa ra đáp án và thang điểm Theo hướng dẫn chấm kiểm tra học kì của Phòng giáo dục | A. Phần trắc nghiệm
| ||||||||||
B. Phần tự luận: Câu 1 - Ở bài thơ: “ Qua Đèo Ngang”: cụm từ “ Ta với ta” tác giả sử dụng để tả nỗi cô đơn trước một không gian bao la, xung quanh chỉ toàn những vật vô tri, sự sống con người thì thưa thớt, lạ lẫm, xa tít. Không người giao cảm, nhân vật trữ tình đành trở về với lòng mình, ôm một nỗi niềm hoài cổ, một mình biết, một mình hay. Cả hai từ “ ta”ở đây đều là đại từ ngôi thứ nhất, chỉ bản thân nhà thơ. - Ở bài thơ: “ Bạn đến chơi nhà”: Cụm từ “ Ta với ta” ở đây biểu hiện một tình bạn chân thành, tri kỉ, sâu sắc của những con người lấy sự thấu hiểu, cảm thông với nhau làm điều quí giá nhất, vượt lên tất cả mọi phẩm vật trên đời. “ Ta với ta” ở đây đồng nghĩa với tôi với bác, chúng ta với nhau, “ta với ta” tuy hai mà như một. | |||||||||||
Câu 2: Đề bài: - Cảm nghĩ về người cha thân yêu. a. Mở bài: - Trong những tình cảm của con người, tình cảm cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng - Công lao to lớn của cha được nhắc đến rất nhiều trong các bài ca dao dân ca. b. Thân bài: - Vai trò của người cha: + Người cha đóng vai trò trụ cột, thường là người quyết định những công việc trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẫn tinh thần của vợ con. + Cha kèm cặp, dạy bảo, truyền cho con những kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp. - Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu. + Cha em là một người cha bình thường quanh năm vất vả với công việc. Đức tính nổi bật của cha là cần cù, chịu thương chịu khó. + Cha là người cởi mở, dễ gần bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc. + Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, luôn cố gắng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng. - Con cái phải có lòng biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và những việc làm hiếu nghĩa hằng ngày. | |||||||||||
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh nhận xét đánh giá bài làm của học sinh. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung bài viết của học sinh trên các phương diện | II. Nhận xét, đánh giá chung. A. Phần trắc nghiệm - Phần đông các em làm tốt - Một số học sinh còn sai nhiều ở phần trắc nghiệm ( Phú, Phan Anh, Dũng) | ||||||||||
- Thể loại - Nội dung - Bố cục - Lỗi chính tả, ngữ pháp? - Giáo viên trả bài cho học sinh | B. Phần tự luận - Câu 1: Nhìn chung học sinh hiểu yêu cầu của đề và thực hiện tốt. - Câu 2: 1. Thể loại: Đa phần các em viết đúng kiểu văn bản biểu cảm, có các chi tiết gợi cảm, biết kết hợp các phương thức biểu đạt hợp lí. - Hạn chế: Một số ít bài diễn đạt chưa rõ ràng các yếu tố biểu cảm còn mờ nhạt (Biên, Tuân Luân, Huyền... ) 2. Nội dung: - Đa phần các bài viết có đối tượng biểu cảm rõ ràng, tình cảm thể hiện rõ ràng, phong phú, sâu sắc: - Một số bài tình cảm còn diễn đạt chung chung, chưa rõ ràng, chưa sâu sắc ( Biên, Dũng) 3. Bố cục: Đa phần các bài viết bố cục đầy đủ, hợp lý, phù hợp với yêu cầu của bài. Một số bài có bố cục chưa hợp lý, chưa đầy đủ. 4. Lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp: - Một số bài còn mắc lỗi nhiều (Dũng, Mạnh) - Chữ nát, sai nhiều chính tả. ( Phú, Lương, Long) - Diễn đạt chưa rõ ràng. - Chưa liên kết câu, liên kết đoạn. | ||||||||||
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh đọc bài hay nhất và đọc bài mắc lỗi nhiều nhất. - Lớp lắng nghe rút ra bài học và sửa sai - Giáo viên giải đáp thắc mắc - Khi không còn học sinh thắc mắc - Giáo viên ghi điểm vào sổ | II. Giáo viên trả bài, sửa lỗi, ghi điểm và chữa bài: a. Chữa lỗi chính tả: - Phụ âm l, n, ch, tr, r, d, gi. b. Chữa lỗi câu: Chấm câu sai c. Chữa liên kết đoạn: d. Chữa về phương pháp viết bài: |
4. Củng cố, luyện tập
- Làm sao để viết tốt bài văn biểu cảm của mình.
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập các kiến thức về văn bản biểu cảm
- Tập viết lại bài hay hơn
- Chuẩn bị bài: Ôn tập tác phẩm trữ tình
Bài trước: Giáo án: Chương trình địa phương (phần tiếng việt): Rèn luyện chính tả - Ngữ Văn lớp 7 Bài tiếp: Giáo án: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - Ngữ Văn lớp 7