Giáo án: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Ngữ Văn lớp 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
+ Giúp học sinh hiểu được các đặc điểm cụ thể của bài văn biểu cảm: Là thường mượn cảnh vật, đồ dùng, con người để bộc lộ tình cảm.
+ Phân tích được biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt được các yếu tố đó trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng nhận diện và phân tích các văn bản biểu cảm, chuẩn bị để tập viết kiểu văn này.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, tốt đẹp.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, chấm bài, sách tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến bài học, đọc bài, xem trước bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
- Xác định các bước để tạo lập văn bản? cho ví dụ qua một đề tập làm văn
3. Bài mới
- Trong cuộc sống con người, nhu cầu biểu cảm là rất lớn bởi vì con người cần có sự giao lưu về tình cảm. Nhưng không phải tình cảm nào cũng phù hợp để viết thành bài văn biểu cảm. Những tình cảm nhỏ nhen như đố kỵ, tham lam, ích kỷ... cho dù có viết ra cũng chỉ làm cho người ta cười chê, sẽ không có ai đồng cảm. Những tình cảm trong văn biểu cảm phải là những tình cảm đẹp: Nhân ái, vị tha, cao thượng... nó góp phần nâng cao phẩm giá con người.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Tìm hiểu nhu cầu biểu cảm: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các câu ca dao đã cho trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi. Hỏi: Mỗi câu ca dao trên bộc lộ tình cảm, cảm xúc gì? | I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm 1. Nhu cầu biểu cảm: a) Bài tập: Sách giáo khoa - Câu ca dao 1: Tình cảm vô vọng, nỗi đau tuỵêt vọng của những số kiếp lầm than bên lũy tre làng. - Câu ca dao 2: Tình yêu quê hương đất nước. |
Hỏi: Người ta bộc lộ tình cảm để làm gì? | * Bày tỏ tình cảm để cho người khác có thể cảm nhận được |
Hỏi: Theo em khi nào thì con người có nhu cầu làm văn bản biểu cảm? | * Người ta có nhu cầu biểu cảm khi: Có những tình cảm tốt đẹp, những nỗi niềm chất chứa muốn bộc lộ cho người khác cảm nhận được. |
Hỏi: Em hãy thử vận dụng những kiến thức về từ Hán Việt để giải nghĩa các yếu tố: nhu, cầu, biểu, cảm? ( nhu: cần phải có; cầu: mong muốn -> nhu cầu: mong muốn có) ( Biểu: thể hiện ra bên ngoài; cảm: rung động và mến phục, biểu cảm: rung động được diễn đạt bằng lời văn thơ) Hỏi: Người ta thường sử dụng biểu cảm bằng những phương tiện nào? | - Những phương tiện biểu cảm: Những bức thư, những bài thơ, bài văn, bài hát... |
Hỏi: Từ bài tập trên, em hãy cho biết: Thế nào là văn biểu cảm? Hỏi: Văn biểu cảm bao gồm các thể loại văn học nào? | b. Kết luận: ý 1,2 ghi nhớ (Sách giáo khoa - Trang 73) |
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc 2 đoạn văn và trả lời câu hỏi: N1: Hai đoạn văn trên biểu đạt bằng nội dung gì? | 2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm a. Bài tập - Nội dung của 2 đoạn văn: + Đoạn 1: Nỗi nhớ bạn, nỗi nhớ gắn liền với những kỷ niệm. + Đoạn 2: Biểu lộ tình cảm gắn bó với quê hương đất nước. -> Cả hai đoạn văn không kể về một câu chuyện hoàn chỉnh, mặc dù có gợi lại những kỷ niệm. |
N2: Nội dung ấy có đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả? | Đặt biệt ở đoạn 2, tác giả đã sử dụng biện pháp miêu tả, từ miêu tả mang tính biểu tượng gợi ra những cảm xúc sâu sắc. - Đó là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. |
Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về tình cảm, cảm xúc trong 2 đoạn văn trên? Hỏi: Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở 2 đoạn văn? | - Hai đoạn văn có cách biểu cảm khác nhau: + Đoạn văn 1: biểu cảm một cách trực tiếp, người viết gọi tên đối tượng biểu cảm, nói thẳng tình cảm của mình -> biểu cảm trực tiếp. + Đoạn văn 2: Người viết thông qua việc miêu tả, tiếng hát trong đêm khuya trên đài để bộc lộ cảm xúc -> biểu cảm gián tiếp. |
- Học sinh đọc ghi nhớ: ý 3,4 – Trang 73 | b. Kết luận: *Ghi nhớ: ý 3,4 – Sách giáo khoa Trang 73 |
Hoạt động 2. Tìm hiểu nhu cầu biểu cảm: - Giáo viên đọc bài tập 1 - Học sinh thực hiện theo - Giáo viên đọc câu hỏi 2 – Học sinh dựa vào 2 bài thơ đã học để trả lời câu hỏi. | II. Tập luyện: 1. Bài 1: a. Đoạn a không phải là đoạn văn biểu cảm b. Đoạn văn b là đoạn văn biểu cảm - Nội dung biểu cảm: Thể hiện sự yêu quý, mến mộ vẻ đẹp của hoa hải đường. - Các yếu tố tưởng tượng và lời văn khơi gợi trong bài: + Lần nào …. ngắm những cây hải đường + Hàng trăm đoá hoa… phơi phới như một lời chào hạnh phúc. + Tôi không thích + Hoa hải đường rạng rỡ, nồng nàn… + Tôi ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường |
- Đọc bài tập 2 Hỏi: Nhận xét về cách biểu cảm ở hai bài văn? | 2. Bài 2: - Cả hai bài đều có cách biểu cảm trực tiếp: cả hai bài đều trực tiếp nêu lên tư tưởng, tình cảm không thông qua phương diện trung gian nào khác. + Cả hai bài cùng nêu lên khát vọng về một dân tộc độc lập, có chủ quyền, hoà bình, thịnh trị. |
4. Củng cố, luyện tập
- Thế nào là văn bản biểu cảm?
- Văn bản biểu cảm có những đặc điểm gì?
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn luyện lý thuyết
- Làm bài tập 3,4
- Chuẩn bị bài: Nêu đặc điểm của văn bản biểu cảm?
Bài trước: Giáo án: Trả bài tập làm văn số 1 - Ngữ Văn lớp 7 Bài tiếp: Giáo án: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra - Ngữ Văn lớp 7