Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính - Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính - Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh có được những hiểu biết chung về văn bản hành chính công vụ.

2. Kĩ năng

- Viết được những văn bản hành chính đúng mẫu

3. Thái độ

- Có ý thức học tập nghiêm túc, nếp sống trung thực

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

Hỏi: Kiểm tra học sinh lên nói: Giải thích về một câu tục ngữ? nghĩa đen, nghĩa bóng nghĩa sâu?

3. Bài mới

Văn bản hành chính là loại văn bản rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, vì thế chúng ta cần hiểu kỹ về loại văn bản này.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là văn bản hành chính:

- Gọi 3 học sinh đọc lần lượt 3 văn bản sách giáo khoa

I. Thế nào là văn bản hành chính

1. Đọc các văn bản: Sách giáo khoa s

+ Văn bản 1: Thông báo

+ Văn bản 2: Giấy đề nghị

+ Văn bản 3: Báo cáo

Câu hỏi 1: Khi nào người viết các văn bản thông báo, đề nghị, báo cáo?

- Giáo viên giải thích thêm

+ Cấp trên không bao giờ sử dụng báo cáo với cấp dưới

+ Cấp dưới không sử dụng thông báo lên cấp trên.

+ Đề nghị chỉ sử dụng trong trường hợp cấp dưới đề nghị lên cấp trên.

a. Tình huống viết của văn bản.

- Khi cần truyền đạt một vấn đề gì đó (thường là quan trọng) xuống cấp thấp hơn hoặc muốn cho nhiều người biết thì dùng văn bản thông báo.

- Khi cần đề đạt một ước muốn chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì dùng văn bản đề xuất (kiến nghị)

- Khi phải thông báo một vấn đề gì đó lên cấp trên cao hơn thì dùng văn bản báo cáo

Hỏi: Mỗi văn bản nhằm mục đích gì?

b. Mục đích:

- Thông báo: Nhằm phổ biến nội dung

- Đề nghị (kiến nghị): Nhằm đề xuất một đề nghị (ý kiến).

- Báo cáo: Nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã làm để cấp trên biết.

Hỏi: Ba văn bản ấy có điểm gì giống nhau và khác nhau?

Hỏi: Chỉ ra sự khác nhau giữa ba văn bản trên với các văn bản truyện và thơ đã học?

Hỏi: Em có thấy văn bản nào tương tự ba văn bản trên không?

Giáo viên chốt: Các loại văn bản trên được gọi là văn bản hành chính

c. Sự giống nhau và khác nhau giữa ba văn bản và sự khác nhau của chúng với các văn bản nghệ thuật (truyện, thơ)

- Giống nhau: 3 văn bản (thông báo, đề nghị, báo cáo) có hình thức trình bày theo một số mục nhất định (theo mẫu)

- Khác nhau: Về tình huống, mục đích và nội dung cụ thể được trình bày theo mỗi văn bản.

- Sự khác nhau của ba văn bản trên với các văn bản truyện và thơ đã học là:

+ Thơ có yếu tố hư cấu, tưởng tượng, còn văn bản hành chính không được có yếu tố hư cấu, tưởng tượng.

+ Ngôn ngữ thơ văn được viết theo ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ ba văn bản trên là ngôn ngữ hành chính

d. Những văn bản tương tự như ba văn bản trên là:

- Biên bản

- Giấy khai sinh

- Đơn từ

- Giấy chứng nhận

- Sơ yếu lí lịch

- Hợp đồng

Hỏi: Qua việc trả lời các câu hỏi trên em hãy rút ra đặc điểm của văn bản hành chính về mục đích, nội dung, hình thức trình bày.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc ghi nhớ Sách giáo khoa - Trang 110

- Giáo viên chốt ý

3. Đặc điểm chung của văn bản hành chính.

*Ghi nhớ: Sách giáo khoa - Trang 110

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

- Thực hiện phân này theo nhóm

- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm

* 2 bàn/ 1 nhóm

- Nhóm 1: Tình huống 1

- Nhóm 2: Tình huống 2

- Nhóm3: Tình huống 3

- Nhóm 4: Tình huống 4

- Nhóm 5: Tình huống 5

- Nhóm 6: Tình huống 6

Các nhóm giơ bảng phụ ghi tên đáp án

Các nhóm nhận xét lẫn nhau

-> Giáo viên chốt

III. Luyện tập

Tình huống 1: Văn bản thông báo

Tình huống 2: Văn bản báo cáo

Tình huống 3: Phương thức biểu cảm

Tình huống 4: Viết đơn xin nghỉ học

Tình huống 5: Viết văn bản đề nghị

Tình huống 6: Phương thức kể, tả

4. Củng cố, luyện tập

Văn bản hành chính là gì?

Nêu đặc điểm của văn bản hành chính?

Văn bản hành chính khác với văn bản nghệ thuật ở điểm gì?

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn lại nội dung bài học, học thuộc lòng phần ghi nhớ.

- Sưu tầm các văn bản hành chính

- Tập viết một số văn bản hành chính bằng các tình huống có thể xảy ra trong trường học.

- Chuẩn bị cho tiết trả bài tập làm văn số 6.