Giáo án: Thêm trạng ngữ cho câu - Ngữ Văn lớp 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được kiến thức về trạng ngữ trong cấu trúc câu.
- Biết phận loại trạng ngữ theo nội dung mà có biểu thị.
- Ôn lại các loại trạng ngữ đã được học ở bậc tiểu học.
2. Kĩ năng
Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết và sử dụng trạng ngữ trong hoàn cảnh phù hợp
3. Thái độ
- Có niềm yêu thích môn học, có ý thức học tập nghiêm túc tích cực.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
Câu hỏi 1. Câu đặc biệt là gì? Cho biết tác dụng của câu đặc biệt? Lấy ví dụ?
2. Kiểm tra bài tập học sinh làm ở nhà.
3. Bài mới
- Khi muốn bổ sung cho câu những ý nghĩa về thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,... người ta bổ sung thêm cho câu một thành phần phụ đó là trạng ngữ. Vậy trạng ngữ là gì? tác dụng của trạng ngữ là gì chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của trạng ngữ: - Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc bài tập 1 - Giáo viên treo bảng phụ có chép đoạn trích lên bảng | I. Đặc điểm của trạng ngữ: 1. Bài tập: * Xác định trạng ngữ: |
Câu hỏi: Hãy xác lập trạng ngữ cho mỗi câu trên? Câu hỏi: Các trạng ngữ vừa thêm bổ sung cho câu nội dung gì? | - Dưới bóng tre xanh => bổ sung về: địa điểm - đã từ lâu đời => bổ sung về thời gian - Từ nghìn đời nay => bổ sung về thời gian. |
Câu hỏi: Có thể chuyển các trạng ngữ trên sang những ví trí nào trong câu? - Giáo viên cho học sinh thay đổi vị trí của trang ngữ và rút ra kết luận? - Giáo viên có thể đưa ra bảng phụ có ghi các ví dụ, cho học sinh nhận diện trạng ngữ? Câu hỏi: Từ các bài tập trên hãy rút ra kết luận về khía cạnh ý nghĩa, hình thức của trạng ngữ. - Học sinh trả lời. Giáo viên cho một học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa -> Giáo viên chốt. | => Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu, thường được nhận biết bằng một quãng ngắt hơi khi nói, dấu phảy khi viết. 2. Kết luận: * Ghi nhớ: Sách giáo khoa |
Bài tập nhanh: Trong 2 sặp câu sau câu nào có trạng ngữ? Cặp 1: a, Tôi đọc báo hôm nay b, Hôm nay, tôi đọc báo Cặp 2: a, Giáo viên giảng bài hai giờ b, Hai giờ, giáo viên giảng bài Học sinh: Câu b cả 2 cặp có trạng ngữ Câu a cả 2 cặp không có trạng ngữ 1a: Hôm nay là định ngữ 2b: Hai giờ là bổ ngữ Giáo viên: Khi viết cần phân biệt trạng ngữ ở vị trí cuối câu với các thành phần khác, ta cần đặt dấu phảy giữa nòng cốt câu với trạng ngữ | |
Hoạt động. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của trạng ngữ: - Học sinh thực hiện theo nhóm + Nhóm 1; câu 1 ab + Nhóm 2: câu 1cd + Nhóm 3: câu 2a + Nhóm 4: câu 2b Nhóm trưởng pháp biểu - Học sinh nhận xét chung Giáo viên chốt và sửa sai (nếu có) | II. Luyện tập: 1. Bài tập1: Cụm từ mùa xuân lần lượt: Mùa xuân 4: vị ngữ a. Mùa xuân (1,2,3): Chủ ngữ b. Trạng ngữ c. Phụ ngữ trong cụm động từ d. Câu đặc biệt: |
- Sau khi thực hiện xong bài tập 1,2, Giáo viên gọi học sinh trả lời bài tập 3 Câu hỏi: Kể thêm các loại trạng ngữ khác mà em biết? | 2. Bài tập 2,3 a Như báo trước… tinh khiết => Trạng ngữ phương pháp + Trong cái vỏ xanh kia => Trạng ngữ nơi chốn + Dưới ánh nắng => Trạng ngữ nơi chốn b. Với khả năng thích ứng.. trên đây. => trạng ngữ chỉ phương tiện. * Các loại trạng ngữ khác: - Trạng ngữ chỉ mục đích: Ví dụ: Các anh chiến sĩ hy sinh gan dạ để bảo vệ tổ quốc. - Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Ví dụ: Con gà tốt mã vì lông - Trạng ngữ chỉ phương tiện: Ông tôi thường đi dạo bằng chiếc xe đạp cũ. |
4. Củng cố, luyện tập
- Nêu ý nghĩa và hình thức của trạng ngữ?
- Nêu một vài loại trạng ngữ thường gặp? lấy ví dụ?
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn nội dung bài học, học thuộc phần ghi nhớ.
- Tìm thêm các loại trạng ngữ khác, lấy ví dụ minh hoạ
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh.
Bài trước: Giáo án: Sự giàu đẹp của tiếng việt - Ngữ Văn lớp 7 Bài tiếp: Giáo án: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh - Ngữ Văn lớp 7