Giáo án: Thành ngữ - Ngữ Văn lớp 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được khái niệm thành ngữ, nghĩa của thành ngữ, chức năng của thành ngữ trong câu, đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng nhận biết thành ngữ, giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
3. Thái độ
- Học sinh có ý thức ham học, có ý thức trau dồi kĩ năng nhận biết và sử dụng thành ngữ trong nói và viết.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên soạn bài, đọc sách tham khảo, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, từ vựng ngữ nghĩa từ vựng...
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh chuẩn bị bài, lập dàn bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
1. Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ?
2. Trong khi giao tiếp để tránh hiện tượng hiểu lầm từ do đồng âm gây ra cần phải lưu ý đến điều gì?
3. Bài mới
- Trong giao tiếp tiếng việt người ta thường nhận xét đánh giá sự vật sự việc hiện tượng trong cuộc sống hay trong sáng tác thơ văn người ta thường sử dụng thành ngữ để diễn đạt. Vậy thành ngữ là gì, cách sử dụng thành ngữ như thế nào, tác dụng của thành ngữ trong giao tiếp? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn tìm hiểu thế nào là thành ngữ: - Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 1 sách giáo khoa phần I Hỏi: Em hãy nhận xét về cấu tạo cụm từ “lên thác xuống ghềnh”? Hỏi: Có thể thay một vài từ cụm từ này bằng từ khác không? | I. Thế nào là thành ngữ 1. Bài tập Bài 1: a. Không thêm từ khác vào cụm từ này. -> Không thay được vì ý nghĩa câu trở lên lỏng lẻo, nhạt nhẽo. |
+ Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ này được không? | - Không hoán đổi được vì đây là một trật tự cố định. |
Hỏi: Từ cách phân tích trên, em rút ra kết luận gì về cụm từ “Lên thác xuống ghềnh” | b. Đặc điểm cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh” => Chặt chẽ về thứ tự các từ và về nội dung ý nghĩa (có tính chất cố định) |
Hỏi: Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” có nghĩa là gì? vì sao lại nói “lên thác xuống ghềnh” - Học sinh thảo luận theo nhóm bàn. - Đại diện 1 vài bàn phát biểu - Bàn khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên chốt Hỏi: “Nhanh như chớp” có nghĩa là gì? vì sao lại nói như vậy? (thực hiện giống câu trên) | * Bài tập 2: a. “Lên thác xuống ghềnh”; trôi nổi, lênh đênh, lưu lạc. => Nói như vậy để chỉ sự khó khăn, gian khổ, vất vả (thác ghềnh: hình ảnh ẩn dụ => sự khó khăn) b. Nhanh như chớp: Hành động mau lẹ rất nhanh và chuẩn xác => Nói như vậy vì “chớp” (hình ảnh so sánh loé mạch điện giữa 2 đám mây tích điện, trái dấu) |
Hỏi: Qua 2 bài tập trên, em rút ra kết luận gì về thành ngữ. - Giáo viên gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ 1 Hỏi: Lấy ví dụ về thành ngữ mà mà em thuộc và nêu ý nghĩa của câu thành ngữ đó? | 2. Kết luận: *Ghi nhớ 1: Sách giáo khoa Trang 144 |
Hoạt động 2. Hướng dẫn tìm hiểu cách sử dụng thành ngữ: - Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 1 Hỏi: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong các câu đó? Hỏi: Hãy thay các thành ngữ nói trên bằng 1 cụm từ đồng nghĩa rồi so sánh 2 cách diễn đạt đó? | II. Sử dụng thành ngữ: 1. Bài tập a. Bài 1 - Bảy nổi ba chìm: Vị ngữ - Tắt lửa tối đèn: Phụ ngữ trong danh từ b. Bài 2 - Bảy nổi ba chìm: Long đong, phiêu bạt - Tắt lửa tối đèn: Khó khăn, hoạn nạn => Sử dụng các thành ngữ: có ý nghĩa cô đọng, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm. |
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa | 2. Kết luận: *Ghi nhớ 2 – Sách giáo khoa Trang 144 |
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập: - Giáo viên yêu cầu đọc bài tập - Học sinh suy nghĩ, hồi tưởng và kể Yêu cầu: + Kể lại câu chuyện một cách tóm tắt Cho từng học sinh điền | III. Luyện tập 1. Bài 1: a. Sơn hào hải vị: Thức ăn lạ (chế biến từ các sản phẩm quý hiếm lấy ở trên núi, dưới biển) Nem công trả phượng: những món ăn ngon, sang trọng và quý hiếm b. Khoẻ như voi: Rất khoẻ tứ cố vô thân: Cô độc, không có người thân thích, ruột thịt. c. Tóc sương da muối: Tuổi già 2. Bài tập 2: - Nhan đề của các câu chuyện được sử dụng như thành ngữ. - Nghĩa của các thành ngữ này xuất phát từ nội dung, ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện Bài tập 3: Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn: - Lời ăn tiếng nói. - Một nắng hai sương. - Ngày lành tháng tốt. - No cơm ấm áo. - Bách chiến bách thắng. - Sinh cơ lập nghiệp. Bài tập 4: Viết một đoạn văn từ 5 -> 7 câu có sử dụng thành ngữ. |
4. Củng cố, luyện tập
- Nêu khái niệm thành ngữ?
- Nghĩa của thành ngữ?
- Nêu tác dụng của việc sử dụng thành ngữ
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn bài, làm bài tập còn lại.
- Sưu tầm các câu thành ngữ và tập giải nghĩa chúng.
Bài trước: Giáo án: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Tiếp Theo) - Ngữ Văn lớp 7 Bài tiếp: Giáo án: Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm - Ngữ Văn lớp 7