Giáo án: Sự giàu đẹp của tiếng việt - Ngữ Văn lớp 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hpọc sinh hiểu được sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua những phân tích, chứng minh trong bài nghị luận giàu sức thuyết phục của Đặng Thai Mai.
- Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng tìm hiểu, phân tích một văn bản nghị luận, hình thành kỹ năng viết văn bản nghị luận.
3. Thái độ
- Học sinh có ý thức trân trọng, gìn giữ và phát huy sự trong sáng giàu đẹp của tiếng việt.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
Câu hỏi 1: Để chứng minh vấn đề “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Hồ Chí Minh đã thực hiện cách lập luận như thế nào? Cho biết tác dụng của cách lập luận đó?
Câu hỏi 2: Em hiểu ý của Bác Hồ “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý…trong hòm” như thế nào? Em có nhận xét gì về cách so sánh ấy?
3. Bài mới
Trải qua hàng ngàn năm bị phong kiến phương bắc đô hộ, nhưng dân tộc ta vẫn giữ đựợc tiếng nói của riêng mình. Tiếng Việt là tài sản vô giá của dân tộc ta cần phải bảo vệ, gìn giữ và phát huy. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự giàu đẹp của tiếng Việt qua bài viết của tác giả Đặng Thai Mai.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích: - Giáo viên nêu yêu cầu đọc: - Giáo viên đọc một đoạn 3 học sinh đọc tiếp, giáo viên nhận xét. | I. Đọc, tìm hiểu chú thích: 1. Đọc: Giọng đọc rõ ràng, mạnh lạc, lưu ý nhấn mạnh các câu mở đầu, kết luận. |
Câu hỏi: Dựa vào phần chú thích, em hãy nêu vài nét tiêu biểu về tác giả? - Giáo viên củng cố và cho học sinh xem ảnh chân dung tác giả Đặng Thai Mai. | 2. Chú thích a. Tác giả: Đặng Thai Mai: 1902-1948. - Quê: Làng Lương Điền - xã Thạch Xuân- Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An. - Ông là một nhà văn, nhà nghiên cứu khoa học nổi tiếng của Việt Nam. - Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật |
Hỏi: Nêu nguồn gốc của văn bản này? - Giáo viên giải thích những thắc mắc của học sinh. | b. Tác phẩm: - Đoạn trích nằm ở phần đầu của bài nghiên cứu Tiếng Việt, Một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. c. Từ khó: Sách giáo khoa |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản: - Câu hỏi: Xác định kiểu văn bản? - Câu hỏi: Cho biết luận đề của văn bản? | II. Tìm hiểu văn bản: 1. Kiểu văn bản: Nghị luận chứng minh. - Luận đề: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt |
Câu hỏi: Xác định bố cục của văn bản? | 2. Bố cục: gồm 3 phần: a. Mở bài: Người Vịêt Nam... các thời kỳ lịch sử: Nêu ra luận đề và luận điểm chủ đạo.. b. Thân bài: Tiếng Việt trong … văn nghệ: Chứng minh luận điểm. c. Kết bài: còn lại: Sơ bộ kết luận về sức sống của tiếng Việt. |
Câu hỏi: Câu hỏi 1,2 trong đoạn 1 nêu lên điều gì? | 3. Phân tích: a. Đoạn 1: Nêu vấn đề: - Câu 1,2 có tính chất gợi dẫn vào vấn đề, khiến cho người đọc phải đặt ra các câu hỏi. => Những lí do đầy đủ và chắc chắn ấy là gì? => Tại sao chúng ta lại tự hào và tin tưởng vào tương lai của tiếng việt. ? |
Câu hỏi: Câu văn nào nêu lên luận đề chính của văn bản? Câu hỏi: Luận đề ấy bao gồm mấy luận điểm? Câu hỏi: Những câu văn tiếp theo có tác dụng gì? cách viết như thế nào? | Câu 3: Trực tiếp giới thiệu vấn đề của bài: “Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” => Chứa 2 luận điểm: + Tiếng Việt đẹp + Tiếng Việt rất hay |
Câu hỏi: Tác giả mở rộng ý văn trên những phương diện nào? - Giáo viên giảng thêm về cách mở rộng ý văn | Câu 4,5: Giải thích ngắn gọn thêm về hai luận điểm đó bằng cách sử dụng hai điệp ngữ. + Nói thế có nghĩa là nói rằng + Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng => Mở rộng ý văn bằng cái nhìn khoa học, văn hoá: |
Câu hỏi: Em có nhận xét như thế nào về cách nêu vấn đề trên? Giáo viên nêu lưu ý về hiện tại của văn bản? | - Tiếng Việt có khả năng thể hiện tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam. => Cách nêu vấn đề rõ ràng, mạch lạc, mẫu mực thể hiện trong cách nhìn nhận vấn đề của Đặng Thai Mai |
- Giáo viên gọi học sinh đọc từ đầu đoạn 2 => chất nhạc. Câu hỏi: Để minh chứng cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cớ gì? Và những chứng cớ ấy được sắp xếp như thế nào? | b. Đoạn 2: Giải quyết vấn đề: Chứng minh luận điểm. * Tiếng Việt: Một thứ tiếng đẹp. - Điều đó được thể hiện qua các mặt: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. |
Giáo viên: - Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú + 11 nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, i, e, ê + 3 cặp nguyên âm đôi: iê, uô, uô + Phụ âm: k, q, l, m, r, s, x, t, v, p, h, th, kh, ph, tr, ch, ng (ngh)… - Giàu thanh điệu: + 2 thanh bằng: (-, o) + 4 thanh trắc: (? , ~, ', .) | - Về mặt ngữ âm: + Nhận xét của người nước ngoài về tiếng Việt: Tiếng việt giàu chất nhạc. + Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú. + Giàu thanh điệu: ( 2 thanh bằng, 4 thanh trắc). - Về mặt từ ngữ: dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ. - Về ngữ pháp: uyển chuyển, cân đối nhịp nhàng trong cách diễn đạt. |
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về cách tác giả đưa ra các dẫn chứng về cách nhận định của người nước ngoài đối với Tiếng Việt? Tại sao lại không phải là nhận định của người Việt Nam. ? | * Tiếng Việt: Một thứ tiếng hay (giàu). - Tác giả kết hợp giải thích và chứng minh. - Tiếng Việt là một thứ tiếng hay và nó có thể đáp ứng được rất tốt, rất hiệu quả và thỏa mãn yêu cầu giao lưu tình cảm, ý nghĩ giữa con người với con người trong xã hội. - Tiếng Việt có khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. => Cấu tạo từ ngữ: mỗi ngày một tăng lên, những từ mới được tạo ra, những cách nói mới. => Diễn đạt: ngày càng uyển chuyển, chuẩn xác hơn. |
Giáo viên gọi học sinh đọc phần còn lại Câu hỏi: Tác giả giải thích chứng minh luận điểm như thế nào? Câu hỏi: Tác giả đã kết thúc vấn đề như thế nào? Câu hỏi: Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của văn bản? | c. Đoạn 3: Kết thúc vấn đề: - Tác giả kết thúc vấn đề bằng lời khẳng định sức sống mạnh mẽ và lâu bền của Tiếng Việt. |
Học sinh trả lời: - Giảng viên gọi 1 học sinh đọc mục ghi nhớ. => Giáo viên chốt theo nội dung ghi nhớ. | 4. Tổng kết: a, Nội dung: Chứng minh sự giàu đẹp của Tiếng Việt với phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo - là biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. b, Nghệ thuật: - Kết hợp giải thích + chứng minh + bình luận. - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng bao quát, sử dụng biện pháp mở rộng câu hiệu quả. * Ghi nhớ: Sách giáo khoa - trang 37 |
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập: - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà. | III. Luyện tập: |
4. Củng cố, luyện tập
- Luận điểm cần chứng minh là gì? Nêu ngắn gọn cách lập luận của bài văn?
- Kể chuyện Bác Hồ sử dụng tiếng Việt
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại nội dung bài học.
- Học thuộc nội dung phần ghi nhớ
- Làm bài tập số 1,2 phần luyện tập
Bài trước: Giáo án: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận Bài tiếp: Giáo án: Thêm trạng ngữ cho câu - Ngữ Văn lớp 7