Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Những câu hát châm biếm -Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Những câu hát châm biếm -Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

+ Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao thuộc chủ đề châm biếm.

+ Tích hợp các kiến thức có liên quan.

2. Kĩ năng

- Đọc diễn cảm và phân tích thái độ cảm xúc trong ca dao châm biếm.

3. Thái độ

- Có ý thức trân trọng và gìn giữ cái đẹp, lên án, tố cáo cái xấu xa.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, Tuyển tập ca dao dân ca Việt Nam...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến bài học, xem trước bài, sưu tầm các bài ca dao cùng đề tài.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

- Kiểm tra sự chuẩn bài của học sinh

- Đọc thuộc lòng những bài ca dao về chủ đề than thân? nêu nội dung và nghệ thuật chung?

3. Bài mới

Cùng với truyện cười, vè sinh hoạt, những câu hát châm biếm đã diễn đạt khá tập trung những đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam; nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích:

- Giáo viên: Yêu cầu đọc:

- Giáo viên cùng 4 học sinh đọc lần lượt

- Giáo viên nhận xét cách đọc của học sinh

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc

Giọng hài hước, vui, có khi mỉa mai nhưng vẫn độ lượng (bài 1)

Kéo dài: Số cô ….

- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi 10 chú thích sách giáo khoa.

Giải nghĩa chú thích 1,2

2. Chú thích

- Cô yếm đào: cô gái mặc yếm màu hoa đào.

- Tửu: rượu; tăm: bọt sủi lên; đây là cách nói hoán dụ, dùng ghép với từ” tửu” để chỉ rượu.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản:

- Học sinh đọc diễn cảm các bài và trả lời câu hỏi:

Hỏi: Hình ảnh cái cò ở đây có điểm gì giống, khác hình ảnh còn cò trong bài ca dao vừa học?

II. Đọc- hiểu văn bản

1. Bài 1:

Bài ca dao chia làm 2 phần:

- Hai câu đầu:

+ Vừa để bắt vần

+ Vừa là để chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật.

Hỏi: Bốn câu tiếp theo có nội dung gì?

- Bốn câu tiếp theo: “cái cò vẽ chân dung ông chú” ra trước mắt cô gái:

Hỏi: Chân dung“ông chú” được khắc biếm hoạ như thế nào?

* ông chú:

+ “Hay tửu hay tăm”:

+ “Hay nước chè đặc”

-> Nghiện rượu, chè

+ “Hay năm ngủ trưa”

+ Ngày: ước ngày mưa

+ Đêm: ước đêm thừa trống canh

-> lười nhác tài ngủ

-> Đó là bức chân dung được biếm hoạ, giễu cợt và mỉa mai.

Hỏi: Em có nhận xét gì về điệp từ “hay”ở đây ý nghĩa gì?

Hỏi: Em hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật trong bàn ca dao?

Hỏi: Thông qua cách diễn đạt trên bài cao dao mang lại ý nghĩa gì về nội dung và miêu tả?

Hỏi: Trong xã hội ngay này có những hạng người như vậy không? Nêu ví dụ?

-> Chữ “hay " rất mỉa mai

-> Tức là giỏi, nhưng giỏi rượu, chè và ngủ -> đáng chê.

- Nghệ thuật: Có sự đối lập:

“Cô yếm đào”: trẻ, đẹp - hình ảnh “chú tôi”: có nhiều tật xấu.

=> Bài ca chế nhạo những hạng người nghiện ngập, lười nhác. Hạng người này nơi nào, thời nào cũng có và cần phê phán.

- Học sinh đọc diễn cảm cả bài 2 và trả lời các câu hỏi của giáo viên

Hỏi: Ở bài ca dao này, tác giả đã sử dụng cách nói như thế nào?

2. Bài 2:

Số cô......... thì trai

- Những lời thầy bói nói với người đi xem bói một cách khách quan.

Hỏi: Nghệ thuật đã biểu đạt giá trị tư tưởng gì của bài ca dao?

Hỏi: Thầy bói đã phán những gì? Tính chất của những thông tin được phán đó là gì?

- Nghệ thuật: “gậy ông đập lưng ông” => Có tác dụng gây cười, châm biếm sâu sắc

- Thầy bói phán: Toàn những chuyện hệ trọng liên quan tới số phận “cô gái” rất cụ thể?

+ Giàu – nghèo Phán theo kiểu nói dựa

+ Cha - mẹ nói nước đôi. Nhưng lại nói

+ Chồng - con về sự hiển nhiên

Kiến lời phán trở nên vô nghĩa, nực cười

=> Bài ca dao nhằm lên án, phê phán, châm biếm những kẻ hành nghề mê tín, dốt nát, chuyên lừa bịp, lợi dụng lòng tin của người nhẹ dạ cả tin để kiếm tiền.

Hỏi: Theo em, đến nay bài ca dao có còn ý nghĩa thời sự không?

- Châm biếm sự mê tín một cách mù quáng của những người ít hiểu biết, tin vào sự bói toán phản khoa học.

Hỏi: Em có thể đọc một vài bài ca dao có nội dung tương tự?

Hỏi: Nêu đặc điểm nổi bật về nội dung và hình thức trong chùm bài ca dao châm biếm?

- Gọi học sinh đọc bài luyện tập

- Học sinh trả lời miệng bài tập 1 Sách giáo khoa

- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một đoạn văn ngắn.

3. Tổng kết

- Nội dung: Phơi bày, giễu cợt, phê phán những hiện tượng xấu, nực cười trong xã hội.

-Nghệ thuật: Khai thác cách nói ngược, ẩn dụ tượng trưng, phóng đại, kết hợp tự sự với biểu cảm.

III. Luyện tập

1. Bài 1 (Sách giáo khoa - trang 53)

- Chọn đáp án (c)

2. Bài 2

Hãy nêu hiểu biết của bản thân về một bài ca dao mà em thích nhất.

4. Củng cố, luyện tập

- Giáo viên tổng kết khái quát

- Tập sáng tác một bài ca dao mới về quê hương hoặc để phê phán một tật xấu.

5. Hướng dẫn về nhà

- Học thuộc lòng các bài ca dao trên và phân tích- làm bài tập 2

- Sưu tầm các bài ca dao thuộc chủ đề này, đọc phần đọc thêm

- Soạn bài: Sông núi nước Nam.