Giáo án: Luyện tập sử dụng từ - Ngữ Văn lớp 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Phát hiện các lỗi sai về âm, chính tả, sắc thái ý nghĩa, từ đó biết sử dụng từ đúng.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng sử dụng từ chính xác.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức, gìn giữ và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
Hỏi: Tìm 10 thành ngữ có sử dụng phép trái nghĩa, 5 thành ngữ có sử dụng phép so sánh? Tìm một bài ca dao có sử dụng phép chơi chữ?
3. Bài mới
Để giao tiếp tự tin trong cuộc sống chúng ta phải không ngừng trau dồi vốn từ và luyện tập sử dụng từ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vai trò của vốn từ trong giao tiếp: Hỏi: Em hiểu như thế nào về từ? Muốn diễn tả dễ dàng và hay cần có vốn từ như thế nào? | I. Vai trò của vốn từ trong giao tiếp - Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, cần phải có vốn từ phong phú để có thể lựa chọn những từ chuẩn xác và hay nhất. |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh phân loại từ: Hỏi: Từ được phân loại như thế nào? - Giáo viên đọc yêu cầu bài tập 1 - Học sinh làm việc độc lập theo bảng mẫu vào vở bài tập - Giáo viên giúp học sinh những từ mà Học sinh còn thắc mắc, chưa hiểu rõ. | II. Phân loại từ: - Từ loại: Danh từ, Động từ, tính từ, số từ, đại từ, phó từ, lượng từ, chỉ từ, quan hệ từ. - Cấu tạo: Từ đơn, từ phức (từ ghép – từ láy). - Về nguồn gốc: Từ thuần Việt, từ vay mượn (Hán Việt) - Về quan hệ so sánh ý nghĩa: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. - Các biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, điệp ngữ, chơi chữ. |
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập: - Giáo viên đọc yêu cầu bài tập 2 - Giáo viên cho học sinh thực hiện theo nhóm - Mỗi nhóm nhỏ (1 bàn) cần chỉ ra những lỗi cơ bản của thành viên trong nhóm mình mắc phải và cùng nhau sửa chữa | III. Luỵên tập. 1. Bài tập 1: Nội dung cần sửa (nếu sai) + âm, chính tả + Về nghĩa + Về cấu trúc ngữ pháp + Về sắc thái biểu cảm |
- Giáo viên theo dõi chung và giải thích những từ thắc mắc của học sinh trong quá trình thảo luận - Giáo viên chốt lại những lỗi mà nhiều nhóm mắc phải và nêu cách sửa chữa | 2. Bài tập 2 - Các nội dung cần sửa như bài tập 1. Ví dụ: a. Hồi phục, khôi phục, khuất phục, khắc phục, phục chế. b. Lỗi đạo, lãnh đạo, độc đạo, đạo đức, đạo tặc, đạo lý, đạo nghĩa... |
- Chữa lại những từ sau cho đúng? Cho biết nguyên nhân dùng sai. | 3. Bài tập 3 - Cho các từ sau” lẵng lơ, truy nả” - Chữa” lẳng lơ, truy nã”-> sai chính tả (không phân biệt được thanh (?) và thanh ngã. |
4. Củng cố, luyện tập
- Giáo viên chốt lại những yêu cầu khi sử dụng từ Tiếng Việt.
- Hậu quả của việc sử dụng từ sai
5. Hướng dẫn về nhà
- Tiếp tục xem lại các bài của mình kỹ và tự sửa.
- Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề bài biểu cảm sau: Mùa thu- mùa tựu trường (Lưu ý sử dụng từ đúng chuẩn mực)
Bài trước: Giáo án: Mùa xuân của tôi - Ngữ Văn lớp 7 Bài tiếp: Giáo án: Trả bài tập làm văn số 3 - Ngữ Văn lớp 7