Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn > Giáo án: Liên kết trong văn bản - Giáo án Ngữ Văn lớp 7

Giáo án: Liên kết trong văn bản - Giáo án Ngữ Văn lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nắm được một trong những tính chất quan trọng trong văn bản là tính liên kết.

2. Kĩ năng

- Học sinh có kỹ năng tạo lập đoạn văn, văn bản bảo đảm tính liên kết.

3. Thái độ

- Tạo suy nghĩ, cách viết lô gic trong khi nhìn nhận vấn đề trong cuộc sống.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Soạn bài: Sách giáo khoa, sách giáo viên. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 (tập 1)

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến bài học, soạn bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

- Kiểm tra sự chuẩn bài của học sinh

3. Bài mới

Giáo viên viết lên bảng câu “Tôi đến trường, em Lan bị ngã”

Hỏi: Câu có mấy thông tin? Các thông tin có liên quan đến nhau không?

(Hai thông tin, không có liên quan đến nhau -> gây khó hiểu.

Hỏi: Vậy sẽ sửa như thế nào?

(Trên đường đến trường tôi nhìn thấy em Lan bị ngã)

Giáo viên: 2 thông tin liên kết với nhau tạo nên 1 câu có ý nghĩa, dễ hiểu.

Giáo viên: Dẫn vào bài, ghi tên bài học.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu liên kết và phương tiện liên kết.

- Gọi học sinh đọc bài tập.

Hỏi: Đoạn văn trích từ văn bản nào? Là lời của ai nói với ai?

I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản

1. Tính liên kết của văn bản

Bài tập:

1.1.Bài tập a, b (Sách giáo khoa - Trang 17)

-> Văn bản: Mẹ tôi (trích thiếu)

-> Lời của bố En ri cô nói với En ri cô

Hỏi: Bố En ri cô chỉ viết mấy câu như vậy, En ri cô có hiểu điều bố muốn nói không?

Tại sao? (Chọn 3 lý do ở (b) sách giáo khoa)

a. En ri cô không thể hiểu điều bố muốn nói

b. Vì giữa các câu trong đvăn chưa có sự liên kết.

Hỏi: Vậy muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì?

2. Kết luận:

- ý 1- Ghi nhớ (Sách giáo khoa – Trang 18)

Hỏi: Đoạn văn ở bài tập (a) (I1) thiếu ý gì mà nó trở nên khó hiểu?

Lỗi lầm của En ri cô

Câu 2,4: Sự săn sóc và hi sinh của người mẹ.

Câu 3: Câu cầu khiến

Câu 5: Thái độ của bố đối với En ri cô

Hỏi: Sửa bằng cách nào?

1.2. Phương tiện liên kết trong văn bản

* Bài tập a, b (Sách giáo khoa – Trang 18)

a. Đoạn văn I1, a: khó hiểu

Vì: Nội dung của các câu thiếu sự thống nhất

- Đoạn văn 2 (Sách giáo khoa - Trang 10) - Văn bản “Mẹ tôi”

- Học sinh đọc đoạn văn (b)

Hỏi: Chỉ ra sự thiếu hiểu biết trong đoạn văn so với văn bản gốc?

b. Đoạn văn (b) (Sách giáo khoa – Trang 18)

- Đoạn văn có 3 câu. So với đoạn văn trong văn bản “Cổng trường mở ra”

+ Câu 2: Thiếu cụm từ “Còn bây giờ”

+ Câu 3: Chép sai từ “con” thành từ “đứa trẻ”

Hoi: Đoạn văn trong nguyên bản có sự liên kết không? Sự liên kết ấy có được là nhờ những yếu tố nào?

- Đoạn văn trong nguyên bản“Cổng …ra” có sự liên kết nhờ:

+ Câu 1 nối với câu 2 nhờ 2 cụm từ: “Một ngày kia” (câu 1) và “còn bây giờ” (câu 2)

+ Câu 2 nối với câu 3 nhờ từ “con” lặp lạ i- để nhắc lại đối tượng

Các từ “con” “một ngày kia”, “còn bây giờ” là các phương tiện ngôn ngữ tạo ra tính liên kết trong đoạn văn

Hỏi: Từ 2 bài tập trên, em hãy cho biết: Một văn bản có tính liên kết trước hết phải có điều kiện gì? Cùng với điều kiện ấy các câu trong văn bản phải sự dụng các phương tiện gì?

1.3. Kết luận:

- ý 2 – ghi nhớ Sách giáo khoa – Trang 18

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

Học sinh thực hiện theo nhóm bài tập/ Sách giáo khoa /Trang 18

- Giáo viên gợi dẫn: Trình tự của các câu đoạn văn trong văn bản có thể là:

+ Thời gian: Sáng – chiều – tối

+ Không gian: Nông thôn – đô thị…

+ Sự kiện: Lớn – nhỏ, chính – phụ

-> Giữa các câu có thể có từ ngữ liên kết nhưng nếu không đúng trình tự thì đoạn văn, bài văn chưa rõ về nghĩa.

III. Luyện tập

1. Bài 1: Sách giáo khoa – Trang 18

Thứ tự của các câu trong đoạn văn là: (1)- (4)- (2)- (5)- (3)

Hỏi: Em có nhận xét gì về nghĩa giữa các câu trong đoạn văn (về mặt hình thức)?

2. Bài 2:

- Từ ngữ liên kết:

+ Câu 1 và câu 2: “Mẹ tôi”: Lặp lại

+ Câu 3 và câu 4: “Sáng nay” “Chiều nay”

(Trình tự thời gian)

- Nhưng đoạn văn vẫn chưa rõ nghĩa vì giữa các câu không có sự gắn bó về nội dung. Giữa các câu trong đoạn văn có sử dụng các phép liên kết.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc rõ ràng ghi nhớ – Sách giáo khoa – Trang 18

Đánh số thứ tự cho các câu

Hỏi: Nhưng các câu đã có sự liên kết chưa? Tại sao?

3. Bài 3:

1): bà (4): bà

(7): Thế rồi

(2): bà (5): bà

(3): cháu (6): cháu

Học sinh suy nghĩ độc lập và trả lời

4. Bài 4:

- Hai câu nếu tách ra khỏi các câu khác trong văn bản thì có vẻ như rời rạc Câu 1: nói về mẹ, Câu 2: nói về con.

- Nhưng đặt 2 câu này trong văn bản thì câu 3 trong văn bản đã kết nối hai câu trên thành một thể thống nhất

-> Sự liên kết về nội dung.

4. Củng cố, luyện tập

- Câu hỏi: Trong văn bản cần có tính liên kết không? Tại sao

- Hỏi: Đoạn văn cần bảo đảm yếu tố nào thì mới có sự liên kết?

5. Hướng dẫn về nhà

- Làm bài tập 5. Sách giáo khoa – Trang 19. Đọc phần đọc thêm Sách giáo khoa

- Chuẩn bị bài: “ Cuộc chia tay của những con búp bê”