Giáo án: Làm thơ lục bát (Tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được những đặc điểm cơ bản, luật thơ lục bát
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kỹ năng làm thơ theo thể lục bát.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích thơ văn, say mê sáng tác, tìm hiểu thơ văn
- Bồi đắp những tình cảm của con người trước những sự vật, hiện tượng và mọi người xung quanh.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
Hỏi: Nêu luật của thơ lục bát?
3. Bài mới
Giờ trước các em đã được tìm hiểu về luật thơ lục bát qua các bài thơ cụ thể, giờ học này các em sẽ được thực hành làm thơ lục bát.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh củng cố lí thuyết - Nhắc lại luật thơ lục bát? | I. Ôn tập lí thuyết: |
Hoạt động. Hướng dẫn học sinh làm thơ lục bát: - Giáo viên gọi học sinh trình bày phần bài đã chuẩn bị ở nhà. - Giáo viên cho các tổ, cá nhân nhận xét phần trình bày. - Giáo viên cùng học sinh sửa những câu thơ chưa được. | II. Làm thơ lục bát: 1. Bài 1: Đọc các bài thơ tự làm ở nhà. Nhận xét những nội dung sau: + Về luật thơ đã đúng chưa? + Về nội dung có hay và hợp lý chưa? + Các hình ảnh, chi tiết trong bài thơ có gợi cảm không? |
- 1 học sinh đọc một số câu lục bát sách giáo khoa - Học sinh thực hiện theo nhóm vừa - Giáo viên đặt 1 câu lục => yêu câu học sinh đặt một câu bát. - Giáo viên cùng học sinh nhận xét sửa chữa. | 2. Tập làm thơ. a. Sông Hồng chảy về biển Đông. b. Mùa xuân hoa nở khắp nơi. c. Vĩnh Phúc có huyện Bình Xuyên. d. Mùa xuân em đi trồng cây, Học sinh đặt tiếp câu sau * Yêu cầu: đúng luật, phù hợp về nội dung. |
Tiếp theo giáo viên chia lớp thành 2 đội + Đội 1: Xướng câu lục + Đội 2: Xướng câu bát - Đội nào không xướng tiếp là đội đó thua. Giáo viên theo dõi, sửa chữa cho học sinh | 3. Bài tập 3: Sáng tác thơ lục bát theo mô típ: - Thân em... - Con cò... - Chiều chiều... |
Hỏi: Để làm tốt bài thơ lục bát yêu cầu những gì? - Giáo viên cho học sinh tham khảo một số bài lục bát hay - Học sinh làm việc độc lập, rồi trả lời. - Học sinh và giáo viên nhận xét. | 4. Bài tập 4: a. Tò vò mày nuôi con nhện Về sau nó lớn, nó quện nhau đi Tò vò ngồi khóc tỉ ti Nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào? (Ca dao) b. Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương. (Ca dao) c. Mai cốt cách, tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. (Nguyễn Du) |
Thực hiện kĩ thuật cặp đôi chia sẻ Hỏi Những câu thơ lục bát sau có sai luật không? Tại sao? | * Nhận xét: a- Không sai luật mà là thơ lục bát biến thể. b- Tiếng thứ 6 của câu 6 vần với tiếng thứ 4 câu 8 (đồng - trùng). Theo đó luật bằng trắc câu 8 thay đổi như sau: c. Nhịp thơ câu 6 hơi đặc biệt: 3/ 3 Mai cốt cách/ tuyết tinh thần. |
4. Củng cố, luyện tập
Giáo viên nhận xét giờ thực hành của học sinh.
Yêu câu 1 học sinh nhắc lại luật thơ lục bát
5. Hướng dẫn về nhà
- Sưu tầm các bài ca dao, thơ làm theo thể thơ lục bát hay.
- Tập làm các bài thơ lục bát.
- Chuẩn bị bài: Chuẩn mực sử dụng từ.
Bài trước: Giáo án: Làm thơ lục bát - Ngữ Văn lớp 7 Bài tiếp: Giáo án: Một thứ quà của lúa non: Cốm - Ngữ Văn lớp 7