Giáo án: Điệp ngữ - Giáo án Ngữ Văn lớp 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ.
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng phân tích giá trị biểu cảm và điệp ngữ trong câu văn cảnh, ngữ cảnh cụ thể.
3. Thái độ
- Có ý thức ham học, nghiêm túc, tích cực.
- Có ý thức sử dụng ngôn ngữ đúng, ý thức trau dồi và yêu tiếng Việt.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
1. Thành ngữ là gì? Lấy một số ví dụ về thành ngữ? Chỉ ra cái hay của việc sử dụng thành ngữ?
2. Kể tên 10 thành ngữ Hán Việt và 10 thành ngữ thuần Việt mà em biết, nêu ý nghĩa của 3 thành ngữ trong số đó?
3. Bài mới
- Trong các phép tu từ tiếng việt có phép điệp ngữ, vậy Điệp ngữ là gì? tác dụng của điệp ngữ như thế nào ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu điệp ngữ và tác dụng: - Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 1, phần I (Sách giáo khoa). - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc thuộc lòng đoạn đầu và cuối của bài thơ “Tiếng gà trưa”. Hỏi: Chỉ ra những từ ngữ được lặp lại? | I. Điệp ngữ và tác dụng của điêp ngữ 1. Bài tập: a. Bài tập 1: - Từ được lặp lại: “Nghe” => khổ thơ đầu: 3 lần “Vì” => khổ thơ cuối: 4 lần. |
Mở rộng: - Sáo kêu vi vu trên không Sáo kêu dìu dặt bên lòng Hồng Quân (Tố Hữu) - Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Phút giây thiêng Anh gọi Bác ba lần (Tố Hữu) - Đoạn đầu (2 khổ) và đoạn cuối (2 khổ) bài thơ "Lượm" - Tố Hữu. * Nhận xét: - Nghe: Điệp ngữ là 1 từ - Sáo kêu: Điệp ngữ là 1 cụm từ. Hồ Chí Minh: Điệp ngữ là 1 câu. - Đoạn đầu và đoạn cuối bài "Lượm" điệp đoạn (Còn gọi là điệp khúc). Hỏi: Qua bài tập 1,2 hãy chỉ rõ ra thế nào là điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ? | b. Bài tập 2: - Tác dụng của việc lặp đi lặp lại: => “Nghe”: Nhấn mạnh cảm giác và hành động khi nghe tiếng gà trưa. => “Vì”: Nhấn mạnh lý do chiến đấu của người chiến sĩ. |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các dạng điệp ngữ. - Giáo viên chép ba đoạn thơ vào bảng Hỏi: So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài thơ “Tiếng gà trưa” với điệp ngữ trong 2 đoạn thơ sau, tìm đặc điểm của mỗi dạng. - Học sinh có thể thực hiện theo nhóm bàn, nhóm trưởng phát biểu. - Giáo viên + học sinh nhận xét, sửa chữa (nếu sai) | II. Các dạng điệp ngữ. 1. Bài tập: a. Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ => Điệp ngữ cách quãng b. Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều (………. ) Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa Thương em, thương em, thương em biết mấy. (Phạm Tiến Duật) => Điệp ngữ nối tiếp c. Cùng trong lại mà cùng chằng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu (Đoàn Thị Điểm) |
Hỏi: Điệp ngữ có mấy dạng? Đó là những dạng nào? - Học sinh trả lời - Giáo viên nhận xét. 1 học sinh đọc ghi nhớ 2 | -> Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng. ) 2. Kết luận: *Ghi nhớ 2: Sách giáo khoa – Trang 152 |
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập: - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc bài tập1,3 - Học sinh thực hiện theo nhóm. Trình bày ra bảng phụ. - Nhóm trưởng các nhóm lên trình bày. - Học sinh nhận xét cùng giáo viên sửa chữa (nếu sai) - Học sinh đọc đoạn văn - Giáo viên nêu câu hỏi: Trong đoạn văn đó việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ có tác dụng biểu cảm không? Tại sao? Hỏi: Có thể sửa lại như thế nào? - Học sinh sửa lại, đọc - Học sinh nhận xét => Giáo viên sửa (nếu chưa hay, chưa đúng) | III. Luyện tập. 1. Bài tập 1: - Đoạn văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh; + Điệp ngữ => “Một dân tộc đã gan góc” (2 lần) => “Dân tộc đó phải được” (2 lần) + Tác giả muốn nhấn mạnh ý chí gang thép, giành độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam. +Khẳng định dân tộc ta được tự do và độc lập. - Bài ca dao: + Điệp ngữ: => “đi cấy” (2 lần): Nhấn mạnh hoạt động của con người. => “Trông” (9 lần): Nhấn mạnh nỗi lo lắng nhiều bề của người nông dân đối với công việc làm ăn, cày cấy của mình. |
2. Bài tập 3: - Đoạn văn không sử dụng phép điệp ngữ mà mắc lỗi lặp từ ngữ khiến cho câu văn trở nên rườm rà, không trong sáng. - Sửa lại: Bỏ bớt các từ trùng lặp, không cần thiết và viết gọn lại. |
4. Củng cố, luyện tập
- Lấy ví dụ về phép điệp ngữ? Và chỉ ra tác dụng của phép điệp ngữ trong văn bản đó?
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn luyện nội dung bài học, hoàn thiện bài tập phần luyện tập.
- Sưu tầm các đoạn văn, bài thơ, đoạn thơ có sử dụng phép điệp ngữ.
- Chuẩn bị bài: Luyện nói “Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học”
Bài trước: Giáo án: Tiếng gà trưa - Ngữ Văn lớp 7 Bài tiếp: Giáo án: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học - Ngữ Văn lớp 7