Giáo án: Dấu gạch ngang - Ngữ Văn lớp 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang, dấu gạch nối
- Phân biệt được dấu gạch ngang, dấu gạch nối
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng sử dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong bài làm văn
3. Thái độ
- Học sinh có ý thức học tập bộ môn, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
Câu hỏi 1: Nêu công dụng của dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng?
Câu hỏi 2: Học sinh lên bảng làm bài tập 3?
3. Bài mới
- Dấu gạch ngang là là loại dấu khá thông dụng trong nói và viết. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu công dụng và cách sử dụng dấu gạch ngang.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu công dụng của dấu gạch ngang - Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập sách giáo khoa Hỏi: Trong những câu nói trên dấu gạch ngang được sử dụng để làm gì? Hỏi: Từ bài tập trên em hãy cho biết dấu gạch ngang có những công dụng gì? - Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ 1 sách giáo khoa | I. Công dung của dấu gạch ngang 1. Bài tập: - Dấu gạch ngang được dùng để: Câu a: Đánh dấu bộ phận giải thích Câu b: Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật Câu c: Dùng để thực hiện phép liệt kê Câu d: Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh 2. Kết luận: *Ghi nhớ 1- Sách giáo khoa - Trang 130 |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu công dụng của dấu gạch ngang Câu hỏi 1: Trong ví dụ d dấu gạch nối trong các tiếng trong từ Va-ren được sử dụng để làm gì? - Học sinh lấy ví dụ cho trường hợp này. Câu hỏi 2: Cách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang? Hỏi: Từ 2 Bài tập trên hãy cho biết dấu gạch nối khác dấu gạch ngang như thế nào? - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc phần ghi nhớ sách giáo khoa | II. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối 1. Bài tập: a. Bài 1: Dấu gạch nối giữa các tiếng trong từVa-ren dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng. Dấu gạch ngang nối liên danh là một dấu câu. b. Bài 2: Cách viết dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang 2. Kết luận: *Ghi nhớ 2- Sách giáo khoa - Trang 130 |
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập: - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1: - Nhóm 1: Câu a, b - Nhóm 2: Câu 1c - Nhóm 3: Câu1d, e - Nhóm 4: Câu 2 Đại diện các nhóm lần lượt trả lời. Các nhóm khác nhận xét. Giáo viên chốt Học sinh làm việc độc lập Học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét | III. Luỵên tập 1. Bài tập1: - Dấu gạch ngang dùng để: Câu a: Đánh dấu bộ phận giải thích Câu b: Đánh dấu bộ phận giải thích Câu c: Đánh dấu lời nói trực tiếp (2 gạch ngang đầu dòng) Đánh dấu bộ phận giải thích Câu d: Nối liên danh Câu e: Nối liên danh 2. Bài tập 2: Nối các tiếng trong từ phiên âm nước ngoài. |
4. Củng cố, luyện tập
- Nêu công dụng của dấu gạch ngang và dấu gạch nối
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn nội dung bài học – học thuộc ghi nhớ - tiếp tục làm bài tập 3
- Chuẩn bi bài: Ôn tập Tiếng Viết (Tiết 1)
Bài trước: Giáo án: Ôn tập phần văn ( tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 7 Bài tiếp: Giáo án: Văn bản báo cáo - Ngữ Văn lớp 7