Giáo án: Cổng trường mở ra - Giáo án Ngữ Văn lớp 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh cảm nhận và thấm thía được những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng đọc, hiểu và phân tích một văn bản, kỹ năng phân tích diễn biến tâm lý nhân vật
3. Thái độ
- Học sinh biết yêu quý, kính trọng và biết ơn đối với bố mẹ, có ý thức học tập đúng đắn khi ngồi trên ghế nhà trường.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, soạn bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh, giới thiệu chương trình.
3. Bài mới
- Các em có còn nhớ tâm trạng của ngày đầu tiên khi các em vào lớp 1? Hôm ấy bố mẹ đã chuẩn bị hành trang cho các em bước vào lớp 1 như thế nào? Tâm trạng của bố mẹ các em ra sao? Tâm trạng một người mẹ có con vào học lớp một trong đêm trước ngày khai trường của con đã được một nhà văn ghi lại thật chi tiết trong văn bản “ Cổng trường mở ra”. Các em cùng tìm hiểu văn bản.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích: * Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, đọc mẫu yêu cầu đọc. - Giáo viên đọc 1 đoạn văn ngắn rồi gọi 3 học sinh đọc tiếp. - Giáo viên và học sinh nhận xét cách đọc của học sinh - Giáo viên có thể gọi 1 số học sinh giải thích từ khó trong bài? | I. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc: Giọng đọc dịu dàng, chậm rãi, đôi khi thì thầm (Khi ru con ngủ) tình cảm, có khi giọng xa vắng (hồi tưởng), hơi buồn (khi bà đứng ngoài cổng trường) |
Hỏi: Em hiểu như thế nào là “Nhạy cảm”, “can đảm”? | 2. Tìm hiểu từ khó Nhạy cảm: ? Can đảm: |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản: | II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Kiểu văn bản: Biểu cảm (bút ký) |
Hỏi. Xác định kiểu văn bản của văn bản trên? Thế nào là văn bản nhật dụng? | - Tính chất văn bản: Văn bản thuộc nhóm văn bản nhật dụng |
Hỏi: Trong văn bản có nhiều sự việc không? Có cốt truyện không? Tại sao? Xác định ngôi kể trong văn bản? Ngôi kể ấy có tác dụng gì? | - Văn bản có ít sự việc chi tiết, chủ yếu là tâm trạng của người mẹ. - Ngôi kể thứ nhất + Người mẹ không nói với con mà nói với chính bản thân bằng giọng độc thoại trong cảm nhận, suy nghĩ, hồi tưởng, liên tưởng. + Tác dụng: Giúp làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư, tình cảm của nhân vật chân thực hơn. |
Hỏi: Nên phân chia bố cục của văn bản như thế nào? Hỏi: Hãy tóm tắt một cách ngắn gọn nội dung của văn bản bằng một vài câu? | 2. Bố cục văn bản: chia làm 2 đoạn. - Đoạn 1: Từ đầu … ngày đầu năm học: Tâm trạng của 2 người mẹ con trong buổi tối trước ngày khai giảng. - Đoạn 2: Từ “Thực sự mẹ không lo lắng” => hết: Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ. |
Hỏi: Nêu diễn biến tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai giảng vào lớp 1 của con. Hỏi: Vào đêm trước ngày khai trường của con, tâm trạng của người mẹ như thế nào? Người mẹ đã làm gì? Có suy nghĩ gì? So sánh với tâm trạng của con? | 3. Phân tích văn bản. a. Tâm trạng của mẹ và con trong đêm trước ngày khai trường. * Tâm trạng của mẹ: - Người mẹ không ngủ được ngồi ngắm con ngủ và cảm nhận tâm trạng của con. - Định ngủ sớm khi đã chuẩn bị xong mọi việc cho con nhưng không ngủ được và không biết làm gì khác. - Trằn trọc nhớ lại những kỉ niệm xưa, suy nghĩ về vai trò của giáo dục. - Liên tưởng về ngày mai khi đưa con đến trường. => Một người mẹ nhạy cảm và rất mực yêu thương con. * Tâm trạng của con: - Náo nức, cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường và ý thức được mình đã lớn. (giúp mẹ thu dọn đồ chơi từ chiều). - Ngủ dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. - Chỉ bận tâm là ngày mai dậy đúng giờ. => Vô tư và đáng yêu. |
Hỏi: Trong cái nhìn và nghĩ suy của người mẹ khi thấy con ngủ cho thấy tình cảm gì của người mẹ? => Đó là cái nhìn, suy nghĩ xuất phát từ tình yêu thương con thiết tha, từ niềm hạnh phúc khôn nguôi của người mẹ nhìn con ngày một khôn lớn. Hỏi: Theo em vì sao người mẹ lại không ngủ được? Hỏi: Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ? Hỏi. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tiêu biểu nào để diên tả tâm trạng của người mẹ? Nêu tác dụng? | b. Người mẹ nhớ về những ký ức tuổi thơ, về ngày khai trường năm xưa của chính mình. - Người mẹ nhớ về câu văn của tác giả Thanh Tịnh trong bài “Tôi đi học”: “Hàng năm … dài và hẹp” - Nhớ về cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, rạo rực (từ láy) còn sâu đậm nơi người mẹ và người mẹ muốn truyền đạt cái cảm xúc ấy sang cho con, biến nó thành ấn tượng sâu sắc suốt đời của con. - Mẹ nhớ về sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần trường và nỗi chơi vơi hoảng hốt khi cổng trường đóng lại. - Nghệ thuật: Từ láy -> Tác dụng: khắc họa sâu sắc những nét tâm trạng của người mẹ còn in đậm về ngày khai trường đầu tiên của mình. => Ngày khai trường đầu tiên trở thành kỉ niệm sâu sắc khó quên trong cuộc đời của mỗi người đã từng là học sinh. => Khẳng định về tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. |
Hỏi. Qua sự hồi tưởng của người mẹ, em cảm nhận được gì về ý nghĩa của ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người? | c. Người mẹ đã suy nghĩ và liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật Bản và tầm quan trọng của giáo dục: - Ngày khai trường ở Nhật Bản: + Là một ngày lễ trọng đại của toàn xã hội; + Là ngày người lớn và toàn xã hội thể hiện sự quan tâm, săn sóc đối với trẻ em, đối với những mầm non tương lai của đất nước. - Nền giáo dục ở Nhận Bản: được đặt lên hàng đầu, các chính sách được điều chỉnh kịp thời. - Khẳng định tầm quan trọng của giáo dục đối với thế hệ trẻ: “Ai cũng biết rằng …. sau này” |
Hỏi: Trong đêm không ngủ ấy, người mẹ đã liên tưởng đến điều gì? Hỏi: Ở Nhật Bản ngày khai trường lại được coi là một ngày lễ trọng đại? Điều đó có ý nghĩa gì? Hỏi: Tìm câu văn khẳng định vai trò và tầm quan trọng của giáo dục đôi với thế hệ trẻ?. Hỏi: Vì sao nhà trường lại có vai trò to lớn đến như vậy đối với tương lai của thế hệ trẻ? *Học sinh thảo luận. | - Nhà trường là nơi giáo dục toàn diện phổ thông cho mọi người để sống, học tập và lao động. - Là nơi hình thành vốn tri thức, nền tảng. - Là nơi hình thành nhân cách con người về mọi mặt. - Là môi trường tập thể, cùng với gia đình đưa con người vào các hoạt động để cùng chung sống, giao tiếp với mọi người trong xã hội. - Là hành trang kỉ niệm còn mãi trong suốt cuộc đời mỗi con người. |
Hỏi. Qua những suy nghĩ và liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật Bản và tầm quan trọng của giáo dục, người mẹ đã thể hiện thầm kín mong ước gì? | => Mong ước của mẹ về một nền giáo dục tiến bộ, được Nhà nước và cả xã hội quan tâm. |
Hỏi: Trong buổi tối không ngủ được, người mẹ đã liên tưởng đến điều gì cho buổi sáng ngày mai? | d. Người mẹ nghĩ đến ngày mai: đưa con đến trường, cầm tay con, rồi buông tay và dặn dò: “Đi đi con … kì diệu sẽ mở ra” -> Mẹ tin tưởng và động viên con. -> Tình thương con gắn liền với hi vọng vào đứa con thơ. => Người mẹ sâu sắc, tình cảm, tế nhị, hiểu biết và rất mực yêu thương con. |
Hỏi: Liên tưởng ấy nói lên điều gì? Hỏi: Đã 6 năm từ khi bước qua cánh cổng trường, vậy em hiểu thế giới kỳ diệu đó là gì? | - Thế giới kỳ diệu: - Thể giới của sự hiểu biết phong phú - Thể giới của những tình cảm mới, con người mới, qhệ mới, tư tưởng mới. - Thế giới của những ước mơ đẹp đẽ về tương lai. |
Hoạt động 3. Hướng dẫn hóc sinh luyện tập: Hỏi: Qua diễn biến tâm trạng của người mẹ, cho thấy người mẹ trong bài là người như thế nào? Hỏi: Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về tình yêu của người mẹ dành cho con cái và vai trò của giáo dục đối với mỗi con người? | 4. Tổng kết: *Ghi nhớ / Sách giáo khoa Trang 9 III. Luyện tập: |
4. Củng cố, luyện tập
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc rõ ràng bài tập 1 sách giáo khoa
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận phát biểu. => Giáo viên chốt.
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc phần “Đọc thêm”
- Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn “Cổng trường mở ra”
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại nội dung bài học
- Đọc kỹ văn bản, tóm tắt ngắn gọn nội dung của văn bản
- Làm bài tập 2 - phần luyện tập (có thể viết thành một bài văn hoàn chỉnh)
- Soạn bài: Mẹ tôi.
Bài tiếp: Giáo án: Mẹ tôi - Giáo án Ngữ Văn lớp 7