Giáo án: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng - Ngữ Văn lớp 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng đọc, hiểu, phân tích thơ Chí Minh.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ yêu quý kính trọng vị lãnh tụ của dân tộc Hồ Chí Minh.
- Yêu quý và có ý thức bảo vể thiên nhiên tươi đẹp.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, đọc sách tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến bài học, đọc trước bài thơ, trả lời các câu hỏi bài tập soạn bài. Chuẩn bị vở ghi, sách giáo khoa, nháp...
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
1. Đọc thuộc lòng bài thơ: “Bài ca nhà trang bị gió thu phá” và nêu vài nét cơ bản về tác giả Đỗ Phủ?
2. Chỉ ra các phương tiện biểu cảm trong bài thơ? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?
3. Bài mới
Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Mặc dù không có ý định trở thành nhà thơ, song Người lại là một nhà thơ lớn của dân tộc. Qua việc tìm hiểu bài thơ: “Cảnh khuya” của Người ta sẽ thấy được một phần điều đó.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Cảnh Khuya Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích: - Giáo viên hướng dẫn đọc. - Giáo viên đọc mẫu yêu cầu đọc | I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Đọc: - Ngắt nhịp: C1: 3/4, C2,3 4/3, C4: 2/5 => Giọng đọc chậm rãi, thanh thản. |
Hỏi: Nêu những hiểu biết của em về Chủ tịch Hồ Chí Minh? | 2. Chú thích: a. Tác giả: - Hồ Chí Minh (1890- 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một danh nhân văn hoá thế giới, một nhà thơ lớn của dân tộc. |
Hỏi: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ? | b. Tác phẩm: - Bài thơ được Bác Hồ sáng tác tại chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946- 1954) b. Từ khó: Sách giáo khoa |
Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc tìm hiểu văn bản: Hỏi: Bài thơ được sáng tác theo kiểu văn bản nào? Thể loại nào? | II. Tìm hiểu văn bản. 1. Kiểu văn bản: Biểu cảm (thơ trữ tình hiện đại) - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt |
Hỏi: Có thể triển khai bài thơ theo bố cục nào? | 2. Bố cục: 2 phần - 2 câu đầu: Vẻ đẹp của cảnh rừng trong đêm trăng. - 2 câu cuối: Tình yêu thiên nhiên, yêu nước. |
Đọc diễn cảm 2 câu thơ đầu | 3. Phân tích: a) Hai câu thơ đầu: Vẻ đẹp của cảnh rừng trong đêm trăng. "Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" |
Hỏi: Ở đâu câu 1 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Hỏi: Tìm đọc thuộc những câu thơ khác miêu tả tiếng suối và so sánh với câu thơ của Bác? | Câu 1: - Nghệ thuật: + So sánh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa của con người. -> Tác dụng: Tiếng suối (âm thanh của thiên nhiên) trở nên gần gũi, thân mật như con người, giống như con người trẻ trung, trong trẻo tràn đầy sức sống + Lấy động để tả tĩnh: Tiếng suối xa diễn tả cảnh đêm khuya thanh bình, tĩnh lặng. |
Hỏi: Em hãy chỉ ra vẻ đẹp của hình ảnh trong câu thơ thứ 2? (câu thơ sử dụng điệp từ nào? Nêu tác dụng? ) Hỏi: Qua câu thơ này hãy liên tưởng đến những câu thơ có cách viết tương tự mà em biết? “Trăng dài nguyệt, nguyệt in một tấm/ Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông/ Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng/ Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau” (Điệp từ Điểm: Chinh phụ ngâm khúc) | Câu 2: - Điệp từ "lồng" => bức tranh rừng vừa có vẻ đẹp nhiều tầng lớp: cao – thấp - sáng – tối hoà hợp quấn quýt; đường nét hình khối đa dạng vừa tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo chỗ đậm, chỗ nhạt: => Bóng cây cổ thụ vươn cao, toả rộng lấp lánh ánh trăng. => Bóng lá, bóng cây, bóng trăng in vào khóm hoa, in lên mặt đất thành những hình bông hoa trăng dệt thêu như gấm. => Câu thơ diễn tả vẻ đẹp hình ảnh => trong thơ có hoạ. |
Hỏi: Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên cảnh rừng Việt Bắc? | => Cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng thật đẹp và thơ mộng. |
- Học sinh đọc câu thơ cuối Hỏi: câu thơ thứ 3 có vai trò gì? | b. Hai câu thơ cuối: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà" + Câu 3 có vai trò chuyển ý: + Nửa trước khép lại ý của hai câu đầu + Nửa sau mở ra ý của câu cuối |
Hỏi: Tác giả đã sử dụng điệp ngữ nào ở 2 câu này? Cho biết tác dụng của việc sử dụng điệp ngữ đó? | - Điệp ngữ: “chưa ngủ”, ( điệp bắc cầu) - Tác dụng: + Thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn Hồ Chí Minh. (chưa ngủ vì say mê cảnh đẹp) + Làm nổi bật nỗi niềm trằn trọc của Người "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà" Ngườì lo cho dân cho nước - liên hệ lịch sử). |
Hỏi: Theo em tại sao Bác chưa ngủ? - Đọc những câu thơ của Bác về những đêm không ngủ? " Đêm nay... Hồ Chí Minh (Minh Huệ) Hỏi: Qua đó em hiểu gì về Bác? Giáo viên: Chất thép - chất tình, nghệ sĩ - chiến sĩ: + Yêu thiên nhiên, yêu trăng. + Luôn yêu nước, lo cho sự nghiệp Cách Mạng. - Chất cổ điển: + Thể thơ tứ tuyệt. + Hình ảnh: Trăng. - Chất hiện đại: + Tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng, niềm lạc quan cách mạng. + Ngôn ngữ giản dị, gợi cảm. | |
Hỏi: Em có nhận xét gì về con người Hồ Chí Minh và phong cách thơ của Người thông qua 2 câu thơ cuối? | => Hai câu thơ cuối bộc lộ vẻ đẹp về chiều sâu tâm trạng của tác giả: đó là niềm say mê cảnh đẹp thiên nhiên và nỗi lo việc nước. Hai nét tâm trạng này là sự thống giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong con người lãnh tụ Hồ Chí Minh. - Đồng thời bộc lộ rõ sự hài hoà giữa yếu tố cổ điển và hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh. |
Hỏi: Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? | 4. Tổng kết: a. Nội dung: - Tình yêu thiên nhiên. - Lòng yêu nước, tinh thần lạc quan cách mạng. - Chất thi sĩ - chiến sĩ, chất thép - chất tình hoà hợp trong con người Hồ Chí Minh. b. Nghệ thuật: - Chất cổ điển và hiện đại. + Cổ điển: - Thể thơ - Hình ảnh Trăng + Hiện đại: Ngôn ngữ sáng tạo thể hiện tinh thần, tư tưởng cách mạng. |
4. Củng cố, luyện tập
- Cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh?
- Chỉ ra màu sắc cổ điển và hiện đại trong bài thơ?
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn luyện nội dung phân tích.
- Chuẩn bị bài: Rằm tháng giêng.
Bài trước: Giáo án: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm - Ngữ Văn lớp 7 Bài tiếp: Giáo án: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Tiếp Theo) - Ngữ Văn lớp 7