Giáo án: Bài ca Côn Sơn - Ngữ Văn lớp 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
+ Học sinh cảm nhân được sự hoà nhập nên thơ, thanh cao của tác giả Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn ở đoạn thơ trong “Bài ca Côn Sơn” và hồn thơ thấm đượm tình quê của Trần Nhân Tông trong bài “Thiên Trường vãn vọng”.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, đọc thơ “ Thất ngôn tứ tuyệt” và thơ “Lục bát”
3. Thái độ
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.
- Tích hợp với giáo dục ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, chấm bài, sách tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh chuẩn bị bài, các tư liệu liên quan đến bài học, đọc bài, xem trước bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
Hỏi: Đọc thuộc lòng cả phần phiên âm và dịch thơ của văn bản: “Phó giá về kinh” cho biết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?
Hỏi: Em hiểu như thế nào về hai thể thơ “Thất ngôn tứ tuyệt” và “Ngũ ngôn tứ tuyệt” đường luật minh hoạ trên hai văn bản “ Sông núi nước Nam” và “Phó giá về kinh”
3. Bài mới
- Tiết học này cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu hai bài thơ: Một bài là của một vị vua yêu nước, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đồng thời là một nhà văn hoá, thi sĩ tiêu biểu của thời Trần, còn một bài là của danh nhân văn hoá đã được UNESCO công nhận Hai tác phẩm là hai sản phẩm tình thần cao đẹp của hai cuộc đời, hai tâm hồn lớn, hẳn sẽ mang lại cho chúng ta nhiều điều bổ ích và lý thú.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Tìm hiểu văn bản"Côn Sơn ca" - Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Giọng đọc nhẹ nhàng, thảnh thơi, ung dung. | A. Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn Ca). I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Đọc: |
Hỏi: Theo dõi phần chú thích sách giáo khoa và cho biết những nét tiêu biểu về cuộc đời của Nguyễn Trãi? Hỏi: Em có hiểu biết gì về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi? Hãy kể tên một số tác phẩm mà em biết? | 2. Tìm hiểu chú thích. a. Tác giả: Nguyễn Trãi (1380 - 1442) Hiệu: ức Trai, là con của Nguyễn Phi Khanh. - Quê gốc: Chi Ngại – Chí Linh- Hải Dương, sau: Nhị Khê- Thường Tín – Hà Tây. - Ông là một người toàn đức, toàn tài, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh. - Ông là người Việt Nam đầu tiên được công nhận là: danh nhân văn hoá thế giới (1980) - Cuộc đời: Gặp nhiều thăng trầm, oan trái. - Là nhà văn lớn của dân tộc. - Các tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, ức Trai thi tập, Quân trung từ mệnh tập... |
- Gọi học sinh giải nghĩa các từ khó - Giáo viên giải nghĩa các từ khó: Đàn cầm, thông, nêm, râm | |
- Gọi học sinh giải nghĩa các từ khó - Giáo viên giải nghĩa các từ khó: Đàn cầm, thông, nêm, râm | b. Tác phẩm: - Bài thơ Côn Sơn ca có nhiều khả năng được sáng tác trong thời gian Nguyễn Trãi bị chèn ép, đành phải cáo quan về sống ở Côn Sơn. c. Từ khó: Đàn cầm, thông, nêm, râm |
Hỏi: Đoạn trích được viết theo phương thức nào? thuộc thể loại nào? Hỏi: Chỉ ra đặc điểm của thể loại đó? Hỏi: Nêu chủ đề của đoạn trích? - Bài thơ miêu tả cảnh vật Côn Sơn đẹp, nên thơ qua đó cho thấy 1 tâm hồn thanh cao, giao hoà với thiên nhiên của Nguyễn Trãi | II. Tìm hiểu văn bản: 1. Kiểu văn bản: biểu cảm: - Thể loại: Thể thơ: lục bát (là thể thơ dân tộc) + Một câu 6 chữ và 1 câu 8 chữ + Không giới hạn số câu + Vần: Chữ cuối câu 6 vần với chữ 6 câu 8. Chữ cuối câu 8 vần với chữ cuối câu 8 cặp dưới. Cứ hai câu thì đổi vần: Vần bằng |
Hỏi: Theo em, nên phân tích bài thơ dựa theo bố cục nào? | 2. Bố cục: gồm 2 phần - Cảnh trí Côn Sơn - Cuộc sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. |
Hỏi: Cảnh Côn Sơn được nhà thơ miêu tả qua những hình ảnh cụ thể nào? Bằng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng? | 3. Hướng dẫn học sinh phân tích: a. Cảnh trí Côn Sơn: + Suối chảy rì rầm - đàn cầm + Đá rêu phơi – chiếu êm + Thông – như nêm + Trúc râm - Nghệ thuật lấy động để tả tĩnh: |
Hỏi: Qua những chi tiết trên, em có nhận xét gì về cảnh trí Côn Sơn? | - Tiếng suối rì rầm -> thể hiện sự tĩnh lặng, thanh bình |
Hỏi: Em hãy cho biết trong bài tác giả đã sử dụng đại từ nào? Đại từ được sử dụng mấy lần? Đại từ đó chỉ ai? Hỏi: Nhân vật “ta” đã làm gì ở Côn Sơn? | b. Cảnh sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn: - Đại từ “ta” - Xuất hiện 5 lần - Chỉ Nguyễn Trãi đang sống những ngày nhàn hạ, ẩn dật ở Côn Sơn. + Ta nghe tiếng suối + Ta ngồi trên đá + Ta lên + Ta nằm + Ta ngâm thơ nhàn |
Hỏi. Các hoạt động đó đã vẽ nên một chân dung tâm hồn Nguyễn Trãi như thế nào ở Côn Sơn? | => Thời gian rảnh rỗi một cách bất đắc dĩ. Với tâm hồn thi sĩ đây là dịp để nghỉ ngơi, thả hồn vào suối, vào thông, vào trúc nơi rừng cao bóng cả. |
- Giáo viên. Trong bài Cảnh khuya, Hồ Chí Minh viết: Tiếng suối trong như tiếng hát xa... Hỏi. Cách miêu tả tiếng suối của Nguyễn Trãi có điểm gì giống và khác của Bác Hồ? * Giống nhau: Cùng so sánh tiếng suối với tiếng đàn, tiếng hát – những âm thanh do con người tạo ra. * Khác nhau: - Tiếng hát vang lên từ miệng con người. - Tiếng đàn được cất lên từ ngón tay hay miếng gẩy. -> Cả hai đều là những sản phẩm của tâm hồn thi sĩ, những tâm hồn có khả năng giao hòa với thiên nhiên. Cả hai nhà thơ cùng nghe tiếng suối mà như nghe nhạc trời, như nghe đàn, nghe tiếng hát. Hỏi: Em có suy nghĩ gì về chữ “nhàn ” trong bài thơ? | |
Hỏi: Qua những điều đã tìm hiểu ở trên, hình ảnh ta” đặc biệt là tâm hồn “ta” được thể hiện như thế nào? | - Chữ “nhàn”: thực tế âm trạng của Nguyễn Trãi chỉ nhàn một nửa, ông vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm muốn đem sức mình phò vua, giúp nước. - Chữ “nhàn” mang tính chất tích cực, không hề bất lực, không buông xuôi mà vẫn thiết tha với đời. -> Hiện lên hình ảnh Nguyễn Trãi đang sống trong sự ung dung, nhàn tả, thả hồn mình vào cảnh trí Côn Sơn, ông giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên. -> Thể hiện một nhân cách thanh cao, phẩm chất thi sĩ, nghệ sĩ lớn của Nguyễn Trãi. 4. Tổng kết: Ghi nhớ sách giáo khoa |
Hỏi: Nêu Nội dung - Nghệ thuật chính của bài? | - Nội dung: Nhân cách thanh cao, tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Trãi. - Nghệ thuật: + Thể thơ lục bát, giọng điệu nhẹ nhàng. + Biện pháp so sánh, liên tưởng, lấy động gợi tĩnh |
4. Củng cố, luyện tập
Hỏi: Nêu cảm nhận của em về hai bài thơ và hai nhà thơ? So sánh hai câu thơ của Nguyễn Trãi và Bác Hồ.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lòng 2 bài thơ,
- Sưu tầm thơ của Nguyễn Trãi.
- Chuẩn bị bài: Từ Hán – Việt (tiếp)
Bài trước: Giáo án: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra - Ngữ Văn lớp 7 Bài tiếp: Giáo án: Từ hán việt (tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 7