Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 6 - Ngữ văn 9
Bản 1/ Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 6 (siêu ngắn)
Đề 1: Suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ
I. Dàn ý
I. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyên Hồng và đoạn trích Trong lòng mẹ đã mang đến cho người đọc những trang viết cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng.
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh đángthương của bé Hồng
- Mồ côi cha từ nhỏ, mẹ bất đắc dĩ phải đi tha hương cầu thực.
- Sống trong sự ghẻ lạnh của người cô, luôn thiếu thốn tình yêu thương.
- Vô cùng nhớ mẹ, khát khao được gặp mẹ.
2. Tình mẫu tử của mẹ con bé Hồng
a. Tình yêu thương của bé Hồng dành cho mẹ
Khi mẹ đi xa
- Đau đớn, xót xa, nhớ mẹ.
- Càng thường mẹ hơn khi người cô đay nghiến, nói xấu mẹ.
- Luôn tin tưởng rằng “những rắp tâm tanh bẩn” không thể làm thay đổi tình cảm mà em dành cho mẹ.
- Là một người con thương mẹ vô cùng (khi nghe thấy mẹ phải sống trong nghèokhổ, khi thấy mẹ không dám vượt lên trên những hủ tục nặng nề để sống đànghoàng).
- Căm giận những hủ tục phong kiến chà đạp lên quyền được hưởng hạnh phúc của con người.
Khi mẹ trở về
- Mừng khôn xiết.
- Hạnh phúc tột cùng khi được ngồi trong lòng mẹ.
b. Tình yêu thương của mẹ dành cho bé Hồng
- Vượt lên trên dư luận, trở về trong ngày giỗ đầu của chồng để được gặp con.
- Ôm con vào lòng, âu yếm con.
- Mong muốn được chăm sóc, yêu thương con.
3. Cảm nhận về tình mẫu tử
- Cảm động trước tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc, mãnh liệt.
- Là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.
III. Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa đoạn trích.
- Nhấn mạnh tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt.
II. Bài văn mẫu
Đề 2: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp?
I. Dàn ý
I. Mở bài
- Giới thiệu nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Làng thể hiện sâu sắc tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng của những người nông dân Việt Nam, thể hiện “những chuyển biến mới” trong tình cảm của họ.
II. Thân bài
1. Giải thích “chuyển biến mới” trong tình cảm của người nông dân: tình cảm yêu làng, yêu nước của người dân quê Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã có những nét mới mẻ so với những tình cảm truyền thống.
2. Những biển hiện của những “chuyển biến mới” trong tình cảm của người nông dân
a. Ở nhân vật ông Hai
- Thể hiện trong cách khoe làng mới mẻ (kiêu hãnh, tự hào về việc làng theo kháng chiến, tích cực tham gia kháng chiến…).
- Thể hiện bằng hành động cụ thể (tham gia tự vệ để bảo vệ làng, đào hào, đắp ụ phục vụ kháng chiến, đi tản cư, hăng say sản xuất…).
- Nhớ làng khi đi tản cư, mong được trở về làng.
- Lắng nghe tin tức kháng chiến: đau đớn, tủi nhục khi nghe tin làng giặc; căm thù làng khi nghe tin làng theo Tây (“Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”); sung sướng, hả hê khi nghe tin cảichính (khoe nhà bị Tây đốt…).
b. Ở những nhânvật phụ
- Những người phụ nữ tản cư: khinh bỉ những kẻ theo giặc.
- Thằng cu Húc dù còn nhỏ đã có tinh thần kháng chiến “ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm”.
- Mụ chủ nhà khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc thì đuổi khéo gia đình ông Hai, khi nghe tin cải chính thì vui vẻ, thân thiện, cởi mở, mời mọc…
3. Suy nghĩ vềnhững “chuyển biến mới” trong tình cảm của người nông dân
- Chuyển biến tình cảm phù hợp với nhận thức, với chuyển biến của thời đại, với yêu cầu của công cuộc giữa nước (tình cảm yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm tình yêu làng quê, yêu nước gắn với yêu kháng chiến, ủng hộ kháng chiến…)
- Cảm động trước tình cảm yêu làng, yêu nước chân thành củanhững người nông dân chất phác, hồn hậu.
- Trân trọng lòng trung thành tuyệt đối với Cách mạng, với Cụ Hồ, với kháng chiến.
- Yêu làng, yêu quê hương, đất nước – đó là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.
- Tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
III. Kết bài:
- Những chuyển biến mởi mẻ trong tâm hồn những người nông dân trong kháng chiến chống Pháp càng giúp ta thêm hiểu, thêm trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của những con người mộc mạc, giản dị…
- Họ đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng chung của toàn dân tộc.
II. Bài văn mẫu
Bản 2/ Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 6 (siêu ngắn)
Đê 1:
I. Mở bài: giới thiệu tác phẩm trong lòng mẹ và vị trí của đoạn trích
II. Thân bài:
1. Hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng trong tác phẩm Trong lòng mẹ
- Cha mất
- Mẹ đi tha hương
- Sống nhờ người cô ruột nhưng không được yêu thương và hạnh phúc
- Mẹ em bị mọi người trong nhà ghẻ lạnh, khinh rẻ
2. Tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ của mình
- Không tin những lời đồn từ miệng lưỡi người cô về mẹ của mình
- Bé Hồng đau khổ và khóc khi nghe cô nói những điều không tốt về mẹ. Em phản kháng một cách yếu ớt trong suy nghĩ
- Em luôn tin tưởng và yêu thương mẹ. Em căm ghét những hủ tục đã kìm hãm mẹ mình
- Khi nghe tin mẹ về, bé Hồng vui mừng khôn xiết
- Em ngồi mãi trong lòng mẹ, ngắm nhìn khuôn mặt mẹ, thương mẹ vô cùng
3. Suy nghĩ về tình mẫu tử trong tác phẩm trong lòng mẹ
- Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng
- Trước tình cảm ấy, mỗi đứa con chỉ muốn mình mãi là một đứa trẻ được mẹ che chở, ấp ôm
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tình mẫu tử trong tác phẩm
Đê 2:
I. Mở bài: giới thiệu truyện ngắn Làng của Kim Lân
II. Thân bài:
1. Diến biến tâm lí của nhân vật ông Hai:
a, Trước khi ông Hai nghe tin xấu về làng của mình:
- Ông nhớ làng da diết
- Vui mừng khi nghe được tin làng giết giặc
- Ngày nào ông cũng đi ra phố để được nghe đọc báo tin tức về làng mình
- Ông tự hào về ngôi làng của mình
b, Khi ông Hai nghe tin làng theo giặc:
- Ông không dám ngẩng đầu lên, cúi mặt xuống đất, lặng lẽ mà đi
- Ông nằm vật ra giường, không nói chuyện với ai
- Ông không đi ra ngoài đường như mọi khi
- Ông xấu hổ trước tin làng theo giặc
- Niềm tin vào cụ Hồ vào cách mạng khiến ông quyết tâm “làng theo giặc thì phải thù” mặc dù ông yêu làng ông lắm
c, Khi ông nghe tin làng theo giặc là không đúng:
- Vui sướng và háo hức như một đứa trẻ được cho quà
- Ông liền đi khoe với mọi người rằng nhà ông bị giặt đốt, làng ông không theo giặc
2. Chuyển biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong truyện
- Chuyển biến tâm trạng từ vui cho đến xấu hổ rồi vui sướng
- Qua đó cho thấy sự tình cảm sâu nặng của ông Hai đối với làng, cũng như đối với cụ Hồ. Tình yêu nước vẫn được đặt trên tình yêu làng.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về sự chuyển biến tâm trạng trong truyện ngắn Làng
Bài trước: Soạn bài: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Ngữ văn 9 Bài tiếp: Soạn bài: Sang thu - Hữu Thỉnh (trang 71 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)