Soạn bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo) - trang 37 sgk Ngữ văn 9 Tập 1
- Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. Cụ thể như: Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?
- Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
+ Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.- Nhân vật chàng rể không tuân thủ đúng phương châm lịch sự.
- Trong tình huống này, cách ứng xử của chàng rể gây phiền hà cho người khác vì người được hỏi đang tập trung làm việc lại bị chàng rể gọi xuống từ trên cao. Chàng rể đã làm một việc quấy rối, gây ảnh hưởng, phiền hà đến người khác.
⇒ Bài học: Để tuân thủ các phương châm hội thoại, người nói phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp cụ thể như: Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nhằm mục đích gì?
Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Trong các ví dụ đã phân tích khi học về các phương châm giao tiếp, chỉ có tình huống trong truyện “Người ăn xin”, thì phương châm lịch sự được tuân thủ, còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.
Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Câu trả lời không đáp ứng nhu cầu thông tin mà An mong muốn - không tuân thủ phương châm về lượng.
- Ba không tuân thủ phương châm về lượng vì người nói không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào.
- Người nói không tuân thủ phương châm hội thoại ấy vì: An hỏi “năm nào” - muốn biết chính xác thời gian nhưng Ba chỉ trả lời chung chung “đầu thế kỉ XX”. Ba trả lời không chính xác câu trả lời.
Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Lời nói của bác sỹ với bệnh nhân mắc bệnh nan y không tuân thủ phương châm về chất (nói điều mình biết là không đúng).
- Bác sĩ phải làm như vậy vì đó là việc làm nhân đạo, cần thiết để người bệnh cần có tinh thần lạc quan và nghị lực sống.
- Một số tình huống giao tiếp khác: khi chiến sĩ bị giặc bắt, trả lời câu hỏi của một đứa trẻ, làm yên lòng cha mẹ,...
Câu 4 (trang 37 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” là đã tuân thủ phương châm về lượng.
- Ý nghĩa của câu nói này: Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích sống của con người. Câu này có ý răn dạy người ta không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ khác quan trọng, thiêng liêng hơn trong cuộc sống.
Luyện tậpCâu 1 (trang 38 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. Đứa bé 5 tuổi còn chưa đọc rõ chữ thì không thể biết được đây là cuốn sách “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao”.
Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm lịch sự. Việc không tuân thủ như vậy không có lí do chính đáng vì chúng với lão Miệng có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Bản 2/ Soạn bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo) (siêu ngắn)I, Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
- Nhân vật chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự
- Vì anh chàng đã thể hiện sự quan tâm đối với người khác. Nhưng sự quan tâm này được đặt không đúng hoàn cảnh
- Khi giao tiếp không chỉ tuân thủ các phương châm hội thoại mà còn phải sử dụng sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp
II, Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại1, Chỉ có tình huống về “Người ăn xin” trong phương châm lịch sự là tuân thủ phương châm hội thoại còn các tình huống khác đều vi phạm phương châm hội thoại.
2,
- Câu trả lời của Ba không đáp ứng câu hỏi của An
- Phương châm về lượng không được tuân thủ
- Vì Ba không biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào nên không thể trả lời cụ là thể năm bao nhiêu
3,
- Có thể vi phạm phương châm về chất
- Vì để động viên an ủi bệnh nhân, tránh trường hợp bệnh nhân khó có thể tiếp nhận bệnh của mình.
- Khi nhận xét về hình dáng tuổi tác của người khác. Khi đánh giá về năng lực của người khác.
4.
- Nếu xét về mặt câu chữ thì câu nói trên vi phạm phương châm về lượng
- Xét về mặt ý nghĩa thì cách nói này tuân thủ phương châm về lượng
- Ý nghĩa câu nói: Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải mục đích sống
Luyện tậpCâu 1 (trang 38 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Câu trả lời của ông bố vi phạm phương châm cách thức
- Vì đứa trẻ 5 tuổi chưa biết đọc chữ nên nó không biết đấy là cuốn sách nào. Cách nói của người bố là mơ hồ, viển vông
Câu 2 (trang 38 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Thái độ của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm lịch sự.
- Việc không tuân thủ phương châm ấy là vô lí vì đến nhà người khác phải chào hỏi, đằng này không chào hỏi lại sử dụng những từ ngữ thiếu tôn trọng lão Miệng.
Bài trước: Soạn bài: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em - trang 35 sgk Ngữ văn 9 Tập 1 Bài tiếp: Soạn bài: Xưng hô trong hội thoại - trang 38 sgk Ngữ văn 9 Tập 1