Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (cực ngắn) > Soạn bài: Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp) - trang 158 sgk Ngữ văn 9 Tập 1

Soạn bài: Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp) - trang 158 sgk Ngữ văn 9 Tập 1

Bản 2/ Soạn bài: Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp) (siêu ngắn)

Câu 1 (trang 158 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

So sánh 2 dị bản:

- Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

- Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon.

Điểm khác biệt ở 2 chữ gật đầu và gật gù.

- Gật đầu: cúi xuống rồi ngẩng lên ngay, cử chỉ bày tỏ sự đồng ý.

- Gật gù: là sự gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị sự tán thưởng.

Xét trong câu ca dao trên, từ gật gù sẽ hay hơn, thể hiện được nhiều sắc thái đồng cam cộng khổ, sẵn sàng chia ngọt, sẻ bùi.

Câu 2 (trang 158 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Trong câu chuyện cười trên: Người vợ không hiểu nghĩa cách nói “chỉ có một chân sút” (hoán dụ). Nói như thế có nghĩa là cả đội bóng chỉ có một người biết ghi bàn

Câu 3 (trang 158 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Những từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.

- Những từ được dùng theo nghĩa chuyển: vai (hoán dụ), đầu (ẩn dụ).

Câu 4 (trang 159 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Có hai trường từ vựng:

- Chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng.

- Chỉ lửa, sự vật và hiện tượng liên quan đến lửa: lửa, cháy, tro.

- Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ: từ cháy trong câu thứ ba, và từ tro trong câu thứ tư thể hiện vẻ đẹp rực rỡ, cuốn hút của cô gái khiến bao chàng trai phải đắm đuối và nhất là nhân vật “anh” như đang thiêu đốt thành tro bởi ngọn lửa trái tim. Từ đó thấy tình yêu mãnh liệt của chàng trai.

Câu 5 (trang 159 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Các sự vật, hiện tượng trong đoạn văn đã được gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật được nói tới.

Câu 6 (trang 159 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Chi tiết gây cười: ông sính chữ nguy ngập đến nơi, thế mà còn bày trò phân biệt giữa tiếng ta với tiếng Tây.

Bản 2/ Soạn bài: Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp) (siêu ngắn)

Câu 1 (trang 158 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

- Gật đầu: biểu hiện sự đồng ý về một vấn đề nào đó, nhưng tình cảm không nhiều.

- Gật gù: gật nhẹ đầu nhiều lần - chỉ sự tán thưởng. Tuy nghèo khó với món ăn dân dã, đạm bạc nhưng họ cảm thấy ngon miệng, cùng nhau chia sẻ niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.

⇒ dùng gật gù: phù hợp hơn.

Câu 2 (trang 158 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

- Đội này chỉ có một chân sút: từ chân trong câu này được dùng theo nghĩa chuyển của phương thức hoán dụ. Cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn.

- Có một chân thì chơi bóng làm gì: từ chân trong câu này được hiểu theo nghĩa gốc. Cầu thủ đó chỉ có 1 chân. Người vợ đã hiểu sai ý chồng.

Câu 3 (trang 158 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

- Đầu (súng): dùng theo nghĩa chuyển của phương thức ẩn dụ

- Miệng, chân, tay: dùng theo nghĩa gốc. Miệng, chân, tay (người)

- Vai (áo): dùng theo nghĩa chuyển của phương thức hoán dụ.

Câu 4 (trang 159 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Có hai trường từ vựng:

- Chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng.

- Chỉ lửa, sự vật và hiện tượng liên quan đến lửa: lửa, cháy, tro.

Các từ trong 2 trường từ vựng liên quan chặt chẽ với nhau: màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa trong anh, làm anh đắm say, ngây ngất (đến mức có thể cháy thành tro) và nhuộm hồng cả không gian, làm không gian cũng như biến sắc (cây xanh như cũng ánh theo hồng) – bài thơ xây dùng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện một tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng.

Câu 5 (trang 159 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Các sự vật và hiện tượng được đặt tên trong đoạn trích như: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía. Là sừ có sẵn (rạch, kênh) kết hợp với đặc điểm riêng biệt của sự vật, hiện tượng (Mái Giầm, Ba Khía, Bọ Mắt).

Ví dụ:

- Sông Cửu Long, Sông Lục Đầu, Hồ Hoàn Kiếm, Biển Hồ, …

- Chuột đồng, ong ruồi, …

Câu 6 (trang 159 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Một số người sính chữ gọi bác sĩ là Đốc tờ (doctor), nhưng anh chàng này còn dùng bố đốc tờ thì thật là siêu sính chữ.