Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (cực ngắn) > Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận - trang 161 sgk Ngữ văn 9 Tập 1

Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận - trang 161 sgk Ngữ văn 9 Tập 1

Bản 1/ Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận (siêu ngắn)

Bài văn Lỗi lầm và sự biết ơn.

- Trong bài văn, yếu tố nghị luận được thể hiện chủ yếu trong câu trả lời của người bạn được cứu và câu kết của văn bản.

- Yếu tố nghị luận giúp cho bài văn thêm sâu sắc, giàu tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục cao.

Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Câu 1 (trang 161 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Tham khảo đoạn văn sau:

“Thứ bảy vừa qua, chi đội em sinh hoạt tại phòng học của lớp như thường lệ. Mai Lan, lớp trưởng bé nhỏ điều khiển chương trình buổi sinh hoạt. Không khí của buổi sinh hoạt thật sôi nổi. Cả lớp tranh luận xem Nam có phải là người bạn tốt. Nam vốn là người ít nói lại không mấy chịu thanh minh cho mình. Một lần Nam mách cô về việc các bạn tự ý bỏ học đi đá bóng. Một số bạn trong lớp đã hiểu lầm Nam. Tôi thiết nghĩ bạn Nam nói với cô là một việc nên làm. Có như vậy Nam mới giúp các bạn nhận ra khuyết điểm”.

Câu 2 (trang 161 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Viết đoạn văn kể lại những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu.

Gợi ý:

Bố là người mà tôi yếu quý nhất. Những câu khuyên răn của bố dành cho tôi khiến tôi nhớ mãi. Trong một lần đang mải mê chơi game, bố liền gọi tôi vào phòng và nói: “Thời gian là tài sản vô giá, con cần phải trân trọng nó. Khi con đang ngồi chơi tức là con đang bỏ phí thời gian và cơ hội tương lai của mình. Cùng một khoảng thời gian đó có rất nhiều nhà khoa học đang miệt mài nghiên cứu, có rất nhiều người nông dân đang vất vả làm ruộng giữa trưa nắng chói chang, có rất nhiều người nghèo đói, bệnh tật đang dành giật từng phút sự sống và có rất nhiều các bạn mang sách ra đọc rồi tiếp thu được bao nhiêu kiến thức. ” Những lời dạy bảo này cứ quanh quẩn, khắc sâu vào tâm trí tôi và đến khi trưởng thành tôi vẫn cứ mãi suy nghĩ về câu nói đó. Nhưng hồi đó, tôi còn bé chưa hiểu sâu sắc về cuộc đời và câu nói của bố, cho đến khi tôi đi thi học sinh giỏi cấp 3. Hôm ấy là một ngày đẹp trời, vì mải mê ăn bữa sáng và xem lại kiến thức trước khi đi thi tôi đã đến phòng thi chậm 15 phút nên không được thi nữa. Tôi khóc, đau đớn và tuyệt vọng vì sự đãng trí, hững hờ và không quý trọng thời gian của mình. Tôi đã chuẩn bị rất nhiều cho kỳ thi này nhưng thật sự tôi đã mất cơ hội khẳng định chính mình. Câu nói của bố thật sâu sắc và ý nghĩa. Đó là một bài học quý giá mà tôi không bao giờ quên.

Bản 2/ Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận (siêu ngắn)

I, Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự

Câu 1 (trang 160 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Đọc đoạn văn

Câu 2 (trang 160 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Trả lời câu hỏi

- Yếu tố nghị luận được thể hiện trong câu sau “Những điều viết trên cát.... trong lòng người” → yếu tố này mang dáng dấp một triết lí về cái giới hạn và cái trường tồn trong đời sống tinh thần của con người

- Yếu tố nghị luận được thể hiện trong câu “vậy mỗi chúng ta.... lên đá” → Nhắc nhở con người cách cư xử tốt đẹp trong cuộc sống. Hãy quên đi những thù hận và khắc ghi những ân tình

II, Thực hành viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận

Câu 1 (trang 161 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Sáng nay, trong buổi sinh hoạt lớp với chủ đề " Ai là người bạn tốt nhất? ", lớp trưởng Cẩm Tú sau khi nhận xét chung tình hình của lớp trong tháng, bạn đã thông qua kết quả đánh giá 5 người bạn tốt nhất do các tổ bình bầu. Cẩm Tú vừa dứt lời, cả lớp vỗ tay đồng thanh nhất trí. Nhưng riêng lòng tôi cứ day dứt về trường hợp của Nam. Nam không được Ban cán bộ lớp xét duyệt vì lý do bạn đi học muộn một buổi trong tuần chào mừng ngày NGVN. Sau khi cân nhắc, suy nghĩ, tôi quyết định phát biểu ý kiến của mình về trường hợp của Nam. Tôi nói:

- Thưa các bạn, lớp ta ai cũng biết Nam là một học sinh học giỏi, một cán bộ lớp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nam vốn ít nói, nhưng lại rất chan hoà với bạn, sẵn sàng giúp đỡ các bạn một cách âm thầm như giảng lại bài cho bạn Thanh bị ốm, đưa Vân về tận nhà khi xe bạn bị hỏng giữa trưa hè, chân thành, tế nhị góp ý khi bạn chưa nghiêm túc trong giờ kiểm tra... Lý do Nam đi học muộn cũng bởi sáng hôm đó, trên đường đi học bạn đã giúp em Hà lớp 6B bị ốm bất thường cấp cứu vào bệnh viện. Tôi nghĩ: người bạn tốt là người không những biết chia sẻ khó khăn với bạn bè, sẵn sàng giúp đỡ người khác mà còn dám thẳng thắn phê bình giúp bạn tiến bộ. Tôi khẳng định: Nam là người bạn rất tốt của chúng ta!

Tôi vừa dứt lời, cả lớp hướng về phía Nam vỗ tay rào rào tán thưởng. Thậm chí có bạn còn đề nghị Nam là đội viên xuất sắc trong đợt thi đua này. Vâng, phẩm chất người bạn tốt phải thể hiện từ ý nghĩ, cử chỉ đến việc làm cụ thể chứ đâu phải chỉ ở lời nói!

Câu 2 (trang 161 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Bà nội là người em yêu quý nhất trong gia đình. Hình ảnh bà luôn gắn với những câu chuyện cổ tích ấu thơ. Bà là người đã đưa em vào những giấc mơ đẹp lạ kì. Bà đã già rồi song vẫn hoạt bát và yêu thương em hết mực. Mái tóc bà bạc trắng như tóc bà tiên và điểm những sợi đen. Không hiểu sao em mãi yêu, mãi nhớ mái tóc ấy, mái tóc đượm mùi bồ kết, đượm mùi hương thơm mát, giản di của đồng quê. Khuôn mặt bà giờ đã có nhiều nếp nhăn, nếp nhăn của thời gian làm cho đôi mắt, khuôn mặt của bà nhăn nheo, yếu ớt dần đi. Em muốn mãi được bé bỏng trong vòng tay thương mến của bà. Em cũng không sao quên được giọng nói ngân nga, ấm áp mà bà dùng để nhắc nhở em:

- Nhà ta tuy không nghèo, nhưng cháu phải biết tiết kiệm. Cháu nên nhớ công ơn các bác nông dân làm ra hạt thóc, hạt gạo, nghe chưa!

Rồi bà cầm chiếc quạt phe phẩy cho em mà hát:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Và không biết từ bao giờ, nhưng bài ca dao như thế đã đi vào tâm hồn em như suối nguồn cảm xúc, biết bao đạo lí làm người.

Năm em học lớp một, có lần bị bạn cùng lớp bắt nạt, em chạy về vừa khóc thút thít với bà. Bà vột lấy tay lau nước mắt cho em vừa ôm em vào lòng dỗ dành:

- Thôi, nín đi bà cho kẹo

Em đón lấy chiếc kẹo của bà. Vị ngọt của kẹo thấm vào đầu lưỡi. Em cũng nhận ra vị ngọt của tình thương đang thấm dần vào trái tim nhỏ bé của em.

Tuy bây giờ bà em đã mất, nhưng hình ảnh của bà sẽ mãi in đậm trong tâm trí em. Trong từng hành động, suy nghĩ, em luôn ghi nhớ những gì mà bà đã dặn dò, dạy bảo.