Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (cực ngắn) > Soạn bài: Tổng kết phần văn học (tiếp theo) - trang 200 sgk Ngữ văn 9 Tập 2

Soạn bài: Tổng kết phần văn học (tiếp theo) - trang 200 sgk Ngữ văn 9 Tập 2

Bản 1/ Soạn bài: Tổng kết phần văn học (tiếp theo) (siêu ngắn)

A. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam:

Câu 1 (trang 200 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Một số thể loại dân gian:

TT Thể loại Định nghĩa vắn tắt Ví dụ về văn bản
1 Truyền thuyết Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến ịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Bánh chưng, bánh Giầy,...
2 Cổ tích Loại truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc ngếch, nhân vật là động vật. Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần,...
3 Ngụ ngôn Loại truyện kể bằng văn xuôi, văn vần, mượn lời kể về loài vật, chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học trong cuộc sống. Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng, Đeo nhạc cho mèo,...
4 Truyện cười Kể những câu chuyện đáng cười trong cuộc sống, nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội. Treo biển, Lợn cưới áo mới,...
5 Ca dao, dân ca Thể loại trữ tình dân gian, kết hợp với lời, nhạc diễn tả nội tâm con người. Những câu hát về tình cảm gia đình, những câu hát về quê hương đất nước,...
6 Tục ngữ Câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm sống của nhân dân về các mặt của đời sống, được đúc kết từ lao động, sản xuất, quan sát… Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ về gia đình và xã hội

Câu 2 (trang 200 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Loại nhân vật Tên truyện
Dũng sĩ: Thạch Sanh
Tài năng đặc biệt Em bé thông minh, Cây bút thần
Ngốc nghếch Chàng Ngốc, Con chim ánh sáng
Hình dáng xấu xí Sọ Dưà, Công chúa Ếch, Người lấy cóc…

Câu 3 (trang 200 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Quy tắc niêm luật trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật trong bài Qua Đèo Ngang:

Soạn bài: Tổng kết phần văn học (tiếp theo) ảnh 1

Câu 4 (trang 200 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Tóm tắt truyện thơ Nôm Truyện Kiều – Nguyễn Du

a. Gặp gỡ và đính ước

Vương Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, nàng là con gái đầu lòng của một gia đình trung lưu lương thiện, em gái nàng là Thúy Vân, em trai là Vương Quan. Trong buổi du xuân tiết Thanh minh, Kiều gặp Kim Trọng rồi hai người đính ước thề nguyền với nhau.

b. Gia biến và lưu lạc

Trong khi Kim Trọng trở về Liêu Dương chịu tang chú thì gia đình Kiều gặp tai họa do thằng bán tơ vu oan. Kiều phải bán mình chuộc cha. Trước khi theo Mã Giám Sinh và Tú Bà Thúy Kiều đã trao duyên cho Thúy Vân.

Khi biết mình bị lừa và đưa vào lầu xanh, Kiều tự tử nhưng không thành, Tú Bà đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích. Tại đó, Kiều bị Sở Khanh lừa và nàng phải tiếp khách ở lầu xanh. Kiều được Thúc Sinh chuộc ra làm vợ lẽ nhưng bị Hoạn Thư – vợ cả của Thúc Sinh ghen tuông và hành hạ. Kiều bỏ trốn và nhờ sư Giác Duyên nương nhờ cửa Phật. Bị Bạc Hà, Bạc Hạnh phát hiện, Kiều lại vào lầu xanh lần thứ hai. Tai đây, Kiều được Từ Hải chuộc ra và giúp nàng báo ân báo oán. Vì bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải chết đứng, Thúy Kiều bị ép gả cho tên Thổ quan. Kiều tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại một lần nữa được sư Giác Duyên cứu.

c. Đoàn tụ:

Sau nửa năm về chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều gặp nạn và nàng phải bán mình chuộc cha khiến Kim Trọng vô cùng đau đớn. Tuy kết duyên với Thúy Vân, nhưng chàng vẫn luôn nhớ về mối tình đầu. Chàng quyết đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim Trọng gặp được Kiều, gia đình đoàn tụ. Sau 15 năm lưu lạc, Thúy Kiều và Kim Trọng đổi tình yêu thành tình bạn.

Câu 5 (trang 200 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Một số câu ca dao thể hiện sự linh hoạt của thể thơ lục bát:

Bài - Con cò mà đi ăn đêm

- Người ta đi cấy...

Thơ lục bát linh hoạt trong Truyện Kiều:

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Câu 6 (trang 201 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

So sánh về cách trần thuật và xây dựng nhân vật của hai tác phẩm tiêu biểu: Lão Hạc, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng:

Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng Lão Hạc
Cách trần thuật Trần thuật theo hành trạng, tên tuổi, các việc làm, con cháu liên tục Biến hóa, đa dạng, châm đóm hút thuốc rồi kể chuyện bán chó rồi mới đến hoàn cảnh gia đình lão, rồi cách lão lo liệu để chuẩn bị chết.
Lời văn Đối thoại, thuật lại Lời đối thoại: trực tiếp
Cách miêu tả nhân vật Miêu tả giản lược, chỉ kể sự việc Miêu tả kĩ hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ, nội tâm nhân vật
Mối quan hệ giữa các nhân vật Mối quan hệ giữa các nhân vật được tạo lập trên cơ sở giải quyết tình huống Nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác được thể hiện bằng hành động, thái độ, cách biểu lộ tình cảm
Điểm nhìn trần thuật Điểm nhìn toàn tri của tác giả, người kể ở ngôi thứ ba Điểm nhìn của nhân vật ông giáo, ngôi kể thứ nhất

Bản 2/ Soạn bài: Tổng kết phần văn học (tiếp theo) (siêu ngắn)

A. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam:

Câu 1 (trang 193 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

a. Bộ phận văn học chữ Hán:

TT Tác phẩm (Đoạn trích) Tác giả Thể loại
1 Con hổ có nghĩa Vũ Trinh Truyện
2 Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Hồ Nguyên Trừng Truyện
3 Sông núi nước Nam Lí Thường Kiệt Thơ
4 Phò giá về kinh Trần Quang Khải Thơ
5 Thiên Trường vãn vọng Trần Nhân Tông Thơ
6 Côn Sơn ca Nguyễn TrãiThơ
7Chiếu dời đô Lí Công Uẩn Chiếu
8 Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Hịch
9 Nước Đại Việt ta Nguyễn Trãi Cáo
10 Bàn luận về phép học Nguyễn Thiếp Tấu
11 Chuyện người con gái Nam Xương Nguyễn Thiếp Tấu
12 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Phạm Đình Hổ Tùy bút
13 Hoàng Lê nhất thống chí Ngô gia văn phái Tiểu thuyết lịch sử

b. Bộ phận văn học chữ Nôm:

TT Tác phẩm (Đoạn trích) Tác giả Thể loại
1 Sau phút chia li Đoàn Thị Điểm Thơ song thất lục bát
2 Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương Thơ tứ tuyệt
3 Qua Đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan Thơ song thất lục bát
4 Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến Thơ song thất lục bát
5 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Phan Bội Châu Thơ song thất lục bát
6 Đập đá ở Côn Lôn Phan Châu Trinh Thơ song thất lục bát
7 Muốn làm thằng Cuội Tản Đà Thơ song thất lục bát
8 Hai chữ nước nhà Trần Tuấn Khải Thơ song thất lục bát
9 Chị em Thúy Kiều Nguyễn Du Truyện thơ
10 Cảnh ngày xuân Nguyễn Du Truyện thơ
11 Kiều ở lầu Ngưng Bích Nguyễn Du Truyện thơ
12 Mã Giám Sinh mua Kiều Nguyễn Du Truyện thơ
13 Thúy Kiều báo ân báo oán Nguyễn Du Truyện thơ
14 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Nguyễn Đình Chiểu Truyện thơ
15 Lục Vân Tiên gặp nạn Nguyễn Đình Chiểu Truyện thơ

Câu 2 (trang 194 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Phân biệt văn học dân gian với văn học viết:

Tiêu chí so sánh Văn học dân gian Văn học viết
Tác giả Vô danh, mang tính tập thể Cá nhân
Thời điểm sáng tác Khó xác định Dễ xác định
Phương thức lưu truyền Truyền miệng, sau này được ghi chép lại Văn tự (văn bản)
Dị bản Không
Hệ thống thể loại Đa dạng, đặc trưng, văn học viết không lặp lại Phong phú

Câu 3 (trang 194 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết:

- Văn học viết sử dụng chất liệu dân gian trong tác phẩm: tục ngữ, thành ngữ “Bảy nổi ba chìm”; “Kiến bò miệng chén”; “Bướm lả ong lơi”... ;

- Văn học viết sử dụng thể thơ lục bát của văn học dân gian: (Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên... );

- Cốt truyện dân gian (Truyện người con gái Nam Xương)... ;

- Lấy cảm hứng và hình tượng dân gian: Con cò (Chế Lan Viên).

Câu 4 (trang 194 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Một số dẫn chứng cho thấy tinh thần yêu nước là nội dung nổi bật trong văn học Việt Nam qua các thời kì:

- Thời kì Trung đại (thế kỉ X-XIX): Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ...

- Đầu thế kỉ XX-Cách mạng tháng Tám 1945: Thuế máu (Nguyễn Ái Quốc), Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu), Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)

- Sau Cách mạng tháng Tám 1945: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Đoàn thuyền đánh cá,...

Câu 5 (trang 194 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo:

- Thương cảm, đau xót cho số phận đau khổ của con người.

- Trân trọng, tôn vinh vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ.

- Tố cáo, phê phán các thế lực chà đạp lên con người.

- Thấu hiểu, nâng niu ước mơ của con người.

B. Sơ lược về một số thể loại văn học:

Câu 1 (trang 200 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Các thể loại chính của văn học dân gian:

- Truyền thuyết: truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Thể hiện tình cảm và cách đánh giá của nhân dân về nhân vật sự kiện lịch sử ấy.

- Truyện cổ tích: truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc. Thường có yếu tố hoang đường, thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện với cái ác, cái tốt đối với cái xấu.

- Truyện cười : kể về những hiện tương đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán.

- Truyện ngụ ngôn : kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn lời về loài vật hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy.

- Ca dao, dân ca: thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

- Tục ngữ : Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm sống của nhân dân, được vận dụng vào đời sống hằng ngày.

Câu 2 (trang 200 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Các ví dụ:

- Nhân vật dũng sĩ: Thạch Sanh, Bốn anh tài...

- Nhân vật có tài năng đặc biệt: Em bé thông minh...

- Nhân vật xấu xí: Sọ Dừa, Công chúa ếch...

- Nhân vật ngốc nghếch: Chàng ngốc, con chim ánh sáng...

Câu 3 (trang 200 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Quy tắc niêm luật của thơ thất ngôn bát cú Đường luật qua bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

- Các vần được gieo ở cuối câu 1,2,4,6,8 (Vần a).

Câu 1 và 2 đối nhau về thanh điệu (khác nhau về bằng trắc ở các chữ thứ 2,4,6)

- Câu 2 và 3 niêm với nhau (giống nhau về bằng, trắc ở các chữ thứ 2,4,6)

- Cặp câu 3 và 4,5 và 6 đối nhau về âm thanh và hình ảnh.

Câu 4 (trang 200 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

- Tóm tắt ngắn gọn Truyện Kiều: Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn có hẹn ước với Kim Trọng. Kim Trọng về quê chịu tang, gia đình Kiều bị vu oan, nàng phải bán thân chuộc cha. Kiều bị bọn buôn người lừa gạt hai lần bị đưa vào lầu xanh. Kiều được Từ Hải cứu. Nhưng sau đó Từ Hải bị lừa giết, Kiều bị ép gả cho viên thổ quan, nàng trẫm mình xuống sông, được sư Giác Duyên cứu giúp. Nhờ gặp sư Giác Duyên, Kiều tìm được gia đình. Chiều ý mọi người, nàng nối duyên Kim Trọng nhưng chỉ coi là tình bạn.

- Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên: Lục Vân Tiên là một chàng trai văn võ song toàn. Một lần chàng đánh đuổi giặc cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga. Nga đem lòng yêu Tiên nhưng tiếc thay nàng bị gả cho tên quan gian ác, không đành nàng gieo mình xuống sông tự vẫn. Còn Vân Tiên, sau một thời gian dùi mài kinh sử, trên đường đi thi, chàng không may quen phải tên bạn đường xấu xa Trịnh Hâm. Mẹ Tiên mất, chàng khóc thương đến mù mắt. Trịnh Hâm thừa cơ ra tay mưu hại Tiên. May thay chàng được lão ngư cứu sống. Người vợ chàng đã hứa hôn phản bội chàng. Cha nàng còn đem Tiên thả vào rừng hòng mưu chàng bị thú dữ ăn thịt. Ở hiền gặp lành, cuối cùng Vân Tiên và Nguyệt Nga gặp lại nhau và sống hạnh phúc mãi mãi.

→ Điểm giống trong các cốt truyện: Các nhân vật hiền lành, tài hoa đều gặp phải bất hạnh. Trải qua bao nhiêu sóng gió cuối cùng họ cũng được đền đáp và được hưởng hạnh phúc

Câu 5 (trang 200 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

- Đoạn thơ trong truyện Kiều thể hiện sự linh hoạt trong thuật việc:

(Mã Giám Sinh mua Kiều)

- Đoạn thơ thể hiện tâm trạng:

“Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

........

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.

(Kiều ở lầu Ngưng Bích)

Câu 6 (trang 200 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Điểm so sánh Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Lão Hạc
Kiểu trần thuật hành trạng: tên tuổi, các việc làm, … biến hóa, đa dạng
Lời lẽ thuật lại Đối thoại trực tiếp
Cách miêu tả giản lược chi tiết
Mối quan hệ nhân vật tạo lập trên cơ sở giải quyết tình huống tạo lập từ thái độ, tình cảm
Điểm nhìn trần thuật tác giả nhân vật ông giáo