Soạn bài: Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long (trang 189 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
Bản 1/ Soạn bài: Lặng lẽ Sa Pa (siêu ngắn)
Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (từ đầu đến “kìa anh ta kìa”): giới thiệu cuộc gặp gỡ tình cờ.
- Phần 2 (tiếp đến… “Không có vật gì như thế”): Diễn biến cuộc gặp gỡ.
- Phần 3 (còn lại): Cuộc chia tay cảm động giữa anh thanh niên và đoàn khách.
Nội dung bài học
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa những công việc thầm lặng.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 189 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Cốt truyện đơn giản: là cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên và đoàn khách.
- Tình huống truyện: đơn giản.
- Bức chân dung: Tác phẩm là bức chân dung về anh thanh niên, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ.
Câu 2 (trang 189 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Qua lời kể của bác lái xe.
- Trên đỉnh Yên Sơn 2600m
- Người cô độc nhất thế gian
- Làm nghề khí tượng kiêm vật lý địa cầu.
- Tầm vóc nhỏ bé.
- Nét mặt rạng rỡ
- Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Lý tưởng sống cao đẹp, quan niệm đúng đắn và sâu sắc về công việc và cuộc sống.
- Có nghị lực sống.
- Phong cách sống đẹp, chân thành, cởi mở, khiêm tốn.
Câu 3 (trang 189 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Là một nguời từng trải cuộc sống và am hiểu, khao khát nghệ thuật.
- Nhạy cảm, lịch thiệp, thâm trầm, sâu sắc, đời sống nội tâm phong phú.
- Một nghệ sĩ chân chính, yêu nghệ thuật, say mê sáng tạo cái dẹp.
Câu 4 (trang 189 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Chất trữ tình của tác phẩm thể hiện ở những đoạn tả cảnh Sa Pa ở phần đầu của tác phẩm
- Tác dụng: mang đậm chất thơ và thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Câu 5 (trang 189 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Chủ đề truyện: Truyện ngắn đã khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, âm thầm cống hiến hết mình cho Tổ quốc.
Luyện tập
Ông họa sĩ là một nguời từng trải cuộc sống và am hiểu nghệ thuật. Qua lời nói, cử chỉ, thái độ của ông đã làm nhân vật anh thanh niên hiện ra rõ nét hơn, đồng thời khơi gợi thêm nhiều khía cạnh ý nghĩa về cuộc sống, về nghệ thuật. Ông luôn trăn trở về sứ mệnh nghề ghiệp “ông biết rõ sự bất lực về nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời”. Ngay phút đầu gặp anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khát khao của người nghệ sỹ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động, bối rối vì hoạ sỹ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết. Trước chàng trai trẻ đáng yêu, ông hoạ sĩ bỗng thấy như “nhọc quá” vì những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Ông họa sĩ trong truyện ngắn là một trí thức lịch thiệp, một nghệ sĩ chân chính và một người “sâu sắc nước đời”.
Bản 2/ Soạn bài: Lặng lẽ Sa Pa (siêu ngắn)
Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến "Kìa, anh ta kia"): Anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe.
- Phần 2 (tiếp theo đến "không có vật gì như thế"): Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.
- Phần 3 (đoạn còn lại): Cuộc chia tay giữa ba người
Tóm tắt
Trên một chuyến xe đi Lào Cai có bác lái xe, ông họa sĩ và cô kỹ sư. Qua lời kể của bác lái xe, họ biết được anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn. Anh mời họ lên thăm nhà. Khâm phục trước tinh thần làm việc và sự cống hiến lặng lẽ của anh thanh niên, họa sĩ vẽ chân dung anh. Để không vô lễ, anh ngồi yên cho ông vẽ nhưng từ chối vì nghĩ mình không xứng đáng. Ba mươi phút trôi qua, họ chia tay nhau trong sự lưu luyến. Họa sĩ và cô kỹ sư đi tiếp chặng đường, còn anh thanh niên trở về với công việc thường ngày của mình.
Câu 1 (trang 189 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Cốt truyện truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” là một cốt truyện đơn giản, kể về cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên với nhà họa sĩ và cô kĩ sư nông nghiệp
- Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên làm công việc khi tượng với người họa sĩ, cô kĩ sư trên đỉnh Yên Sơn
- Tác phẩm là bức chân dung về nhân vật anh thanh niên
Câu 2 (trang 189 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Nhân vật anh thanh niên trong truyện
- Anh là một người có suy nghĩ đẹp: Anh có quan niệm đúng đắn về hạnh phúc, về lẽ sống. "Khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao lại gọi là một mình được, huống chi việc của cháu găn liền với bao anh em đồng đội dưới kia. Chàng trai ấy quan niệm về hạnh phúc là được cống hiến cho cuộc đời.
- Anh có hành động đẹp: Anh vượt qua khó khăn gian khổ, sống một mình trên đỉnh núi cao trong sự cô đơn tuyệt đối để làm nhiệm vụ một cách tự giác, có kết quả cao
- Anh có lối sống đẹp:
+ Chỉ có một mình trên đỉnh núi cao anh vẫn tổ chức sắp xếp cuộc sống ngăn nắp chủ động, độc lập trong cuộc sống của mình
+ Anh sống rất chân thành cởi mở, quan tâm đến mọi người, khao khát được nói chuyện với mọi người, quý trọng tình cảm của người khác. Anh luôn biết khiêm nhường. Vì vậy khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh đã giới thiệu những người khác đáng khâm phục hơn.
Như vậy, dù anh chỉ xuất hiện trong một khoảng khắc ngắn của truyện, ta cũng đã có thể hình dung ra chân dung một nhân vật với những nét đẹp trong suy nghĩ, hành động, tình cảm, cách sống. Anh là người rất tiêu biểu cho tầng lớp thanh niên trong cuộc xây dựng đất nước ở nơi khó khăn gian khổ.
Câu 3 (trang 189 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Nhân vật người họa sĩ
- Vừa là nhân vật trong truyện với là điểm nhìn trần thuật của tác giả để thể hiện những uy nghĩ, tình cảm của tác giả với anh thanh niên
- Là người luôn đi tìm đối tượng nghệ thuật ông đã xúc động, bối rối khi bắt gặp anh thanh niên. Ông muốn ghi lại đôi nét tinh thần về anh thanh niên
- Anh thanh niên đã khơi gợi cho người họa sĩ già những suy tư sâu sắc về nghề nghiệp, về sức mạnh và sự bất lực của nghệ thuật trước cuộc sống, về những khó khăn nhọc nhằn của người nghệ sĩ.
- Sapa không lặng lẽ bởi có biết bao nhiêu con người đang âm thầm say mê làm việc cống hiến cho đất nước
Câu 4 (trang 189 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Chi tiết tạo ra chất trữ tình trong truyện
- Anh thanh niên có suy nghĩ, lối sống, hành động đẹp như thơ.
- Tâm hồn cô kỹ sư trẻ bừng dậy một tình cảm lớn lao đẹp đẽ khi gặp ánh sáng đẹp đẽ từ cuộc sống, tâm hồn anh thanh niên chiếu rọi
- Ông họa sĩ bừng lên khát khao sáng tác, trân trọng xúc động trước anh thanh niên.
- Tác dụng: Chất trữ tình tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của tác phẩm làm cho truyện như một bài thơ. Tạo không khí thân tình cho tác phẩm nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của sự vật, con người rất bình dị được miêu tả trong truyện, làm chủ đề tư tưởng của truyện được bộc lỗ rõ nét và sâu sắc.
Câu 5 (trang 189 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
T ruyện đã khắc họa thành công những con người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên khí tượng thủy văn ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
Luyện tập
Sau khi học xong văn bản Lặng lẽ Sa Pa, nhân vật anh thanh niên đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc khó quên. Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Dù cho công việc vất vả, nhưng anh đã có những đóng góp quan trọng cho đất nước hơn nữa người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao ngừơi khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay. Trong cuộc đời vẫn có những con người thầm lặng, cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu.
Bài trước: Soạn bài: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm - trang 179 sgk Ngữ văn 9 Tập 1 Bài tiếp: Soạn bài: Ôn tập phần tiếng việt - trang 190 sgk Ngữ văn 9 Tập 1