Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (cực ngắn) > Soạn bài: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 2

Soạn bài: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 2

Bản 1/ Soạn bài: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống (siêu ngắn)

I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Câu hỏi (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

a. Điểm giống nhau: các đề yêu cầu cầu nghị luận về một sự việc, về một hiện tượng đời sống xã hội.

- Yêu cầu của bốn đề bài giống nhau ở chỗ yêu cầu người viết phát biểu ý kiến và nêu suy nghĩ của mình.

b. Một số đề bài tương tự:

-“Trường em có nhiều gương người tốt, việc tốt, nhặt được của rơi đem trả người mất. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình. ”

- “Trong nhiều năm qua trường em thực hiện tốt phong trào Trần Quốc Toản, giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về việc làm đó. ”

- “Hiện tượng nói tục chửi bậy trong HS còn nhiều, đôi khi là phổ biến ở nhiều trường, nhiều em. Hãy trình bày suy nghĩ, thái độ quan điểm của em về hiện tượng này? ”…

II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

1. Tìm hiểu đề - tìm ý

a.

- Thể loại: nghị luận, bình luận.

- Nội dung: Thảo luận, bày tỏ ý kiến về hiện tượng, sự việc nêu ra: Phạm Văn Nghĩa, thương mẹ, luôn giúp mẹ trong mọi công việc.

- yêu cầu: Trình bầy suy nghĩ về hiện tượng đó.

b.

- Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.

- Nghĩa biết kết hợp giữa học với hành.

- Nghĩa là người biết sáng tạo (làm cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt).

- Học tập Nghĩa là học cách thương mẹ, học lao động, học vận dụng những kiến thức vào cuộc sống.

- Những việc làm của Nghĩa không khó.

- Nếu mọi học sinh đều làm được như Nghĩa thì đời sống sẽ tốt đẹp hơn.

Luyện tập

Lập dàn ý đề 4 ở mục I

A. Mở bài: Giới thiệu nhân vật Nguyễn Hiền (hoàn cảnh, thời đại, gia cảnh…).

B. Thân bài: Nêu suy nghĩ về nhân vật Nguyễn Hiền.

-Phân tích hoàn cảnh đặc biệt của Nguyễn Hiền: nhà nghèo, không được đến trường.

- Là người có inh thần chủ động và ham học: nép bên cửa lắng nghe, hỏi thêm thầy, lấy lá để viết chữ, xin thầy đi thi để xem sức học của mình.

- Có ý thức tự trọng về bản thân trước kẻ quyền thế, tối cao.

C. Kết bài: Nguyễn Hiền là một tấm gương “khổ luyện thành tài” và là người có tự trọng.

Bản 2/ Soạn bài: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống (siêu ngắn)

I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

a. Các đề bài đã đưa ra có điểm giống nhau là:

- Những sự việc, hiện tượng tốt thì ca ngợi, biểu dương; những sự việc, hiện tượng không tốt thì phê phán, nhắc nhở.

- Các đề thường có mệnh lệnh làm bài: Nêu nhận xét, nêu ý kiến, trình bày suy nghĩ

b. Đề bài tương tự:

- Hiện nay trên đường phố có nhiều thanh niên điều khiển xe máy thường lạng lách đánh võng, gây ra nhiều tai nạn thương tiếc. Bạn có nhận xét gì và suy nghĩ gì về hiện tượng trên

- Nghiện hút thuốc ma túy không chỉ làm khánh kiệt tài sản, thoái hóa nòi giống mà còn là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội. Bạn có nhận xét và su nghĩ gì trước hiểm họa ma túy đối với cộng đồng.

II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống

Câu 1 (trang 23 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Tìm hiểu đề và tìm ý

a,

- Đề thuộc loại nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

- Đề nêu hiện tượng người tốt việc tốt. Cụ thể là tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa ham học, chăm làm, biết vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống có hiệu quả.

- Đề yêu cầu “nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy”

b,

- Những việc làm của Nghĩa cho bạn ấy là một người có ý thức sống tốt và cao đẹp.

- Thành đoàn TPHCM phát động phong trào học tập bạn Nghĩa vì:

+ Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.

+ Nghĩa biết kết hợp giữa học với hành.

+ Nghĩa là người biết sáng tạo (làm cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt).

+ Học tập Nghĩa là học cách thương mẹ, học lao động, học vận dụng những kiến thức vào cuộc sống.

- Nghĩa làm những việc đó hết sức giản dị, không khó. Nếu mọi người đều làm được như bạn Nghĩa thì đời sống sẽ tốt đẹp, tràn ngập tình yêu thương, không có tội phạm, thói hư tật xấu trong xã hội

Câu 2 (trang 23 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Lập dàn bài

- Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa. Nêu tóm tắt ý nghĩa tấm gương của Nghĩa

- Thân bài:

+ Phân tích ý nghĩa việc làm của Nghĩa

+ Đánh giá việc làm của Nghĩa

+ Nêu ý nghĩa việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa

- Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân

III, Luyện tập

Mở bài: Giới thiệu về nhân vật Nguyễn Hiền (thời đại, gia cảnh... )

Thân bài:

- Con người và thái độ học tập: Nhà nghèo, không được đến trường mà vẫn học giỏi, ông rất quý trọng việc học.

- Có ý thức tự trọng về bản thân trước kẻ quyền thế, tối cao.

Kết bài: Nguyễn Hiền là một tấm gương “khổ luyện thành tài” và có lòng tự trọng.