Soạn bài: Người kể trong văn bản tự sự - trang 192 sgk Ngữ văn 9 Tập 1
Bản 1/ Soạn bài: Người kể trong văn bản tự sự (siêu ngắn)
Kiến thức cơ bản
- Trong văn bản tự sự luôn có một người kể chuyện. Người kể chuyện xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:
+ Người kể chuyện đóng vai nhân vật “tôi”.
+ Người kể chuyện ở ngôi thứ ba, giấu mặt nhưng biết tuốt.
- Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt câu chuyện từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc, đưa ra những lời đánh giá về các nhân vật, sự kiện.
Người kể trong văn tự sự
Câu 1 (trang 192 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Đọc đoạn trích
Câu 2 (trang 192 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
a. Đoạn trích trong truyện Lặng lẽ Sa Pa, tác giả Nguyễn Thành Long kể về anh thanh niên trong giây phút chia tay giữa cô kỹ sư trẻ, ông hoạ sĩ già.
b. Người kể là một người “vô hình” (ngôi thứ ba, giấu mặt), không phải là một trong các nhân vật.
c. Lời nhận xét của người kể chuyện về sự việc, về cô kĩ sư trẻ và suy nghĩ của cô.
d. Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi người, mọi hoạt động, mọi tâm tư tình cảm của nhân vật. Ta thấy điều này vì người kể chuyện vừa kể, vừa tả, vừa nói hộ các suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật
Luyện tập
Câu 1 (trang 193 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Trong đoạn trích này, người kể chuyện trực tiếp xuất hiện, xưng “tôi” – chú bé Hồng.
- Ưu điểm: người kể có điều kiện tự giãi bày sâu sắc, trực tiếp hơn về suy nghĩ tình cảm của mình.
- Hạn chế: Giọng kể chủ yếu là của “tôi” cho nên dễ rơi vào đơn điệu, không tạo ra được sự linh hoạt, đa dạng trong giọng kể như truyện kể theo ngôi thứ ba.
Câu 2 (trang 194 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Có thể lựa chọn một trong ba nhân vật (người hoạ sĩ già, cô gái hoặc anh thanh niên) để làm người kể chuyện.
Lưu ý: việc chọn ai là người kể chuyện có ảnh hưởng đến cách nhìn, quan sát và sự thể hiện tình cảm, thái độ trong lời kể.
Kể theo điểm nhìn của cô gái:
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Tôi cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để tôi khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho tôi. Tôi ngượng ngùng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
- Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng nhà hoạ sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. - Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt tôi từ biệt. Tôi chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Tôi nhìn thẳng vào mắt anh, có lẽ sẽ không bao giờ gặp lại nữa.
- Chào anh.
Bản 2/ Soạn bài: Người kể trong văn bản tự sự (siêu ngắn)
I, Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự
Câu 1 (trang 192 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Đọc đoạn trích
Câu 2 (trang 192 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Trả lời câu hỏi
a, Đoạn trích về cuộc chia tay giữa ba người: người họa sĩ, anh thanh niên và cô kĩ sư
b, Người kể chuyện giấu mình. Nếu là một trong ba nhân vật thì truyện sẽ được kể ở ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”. Nhưng ở đây truyện được kể theo ngôi thứ 3, người kể chuyện toàn tri, kể chi tiết trạng thái của cả 3 nhân vật
c, là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên. Người kể chuyện đã hóa thân vào nhân vật anh thanh niên để nói ra tâm trạng, suy nghĩ của anh
d, - Người kể chuyện không xuất hiện trong đoạn văn nghĩa là đứng ở bên ngoài quan sát, miêu tả, tưởng tượng, hóa thân
- Các đối tượng được miêu tả một cách khách quan
- Người kể chuyện am hiểu tất cả sự việc, hành động
Luyện tập
Câu 1 (trang 193 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Đọc đoạn trích
Câu 2 (trang 194 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Trả lời câu hỏi
a, - Người kể chuyện trong đoạn văn là nhân vật “tôi” (chú bé) kể lại cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ của mình sau những năm xa cách
- Ưu điểm của ngôi kể: Giống như một lời tự thuật, miêu tả được những diễn biến tâm lí sâu sắc, phức tạp, tình cảm tâm lí của nhân vật tôi
- Hạn chế: Không miêu tả được diễn biến tâm lí của người mẹ, tính khái quát không cao
b, Người kể chuyện là cô kĩ sư
Nghe tiếng chàng trai kêu to “trời ơi chỉ còn 5 phút nữa” và sau đó là một giọng đầy tiếc rẻ, tôi cũng cảm thấy giật mình, bâng khuâng. Cuộc chia tay của chúng tôi đã đến rồi đấy ư? Tôi và chàng trai kia đã nói gì được với nhau đâu? Và cả nhà họa sĩ đáng kính kia nữa.
Khi tôi đứng lên thì anh thanh niên bỗng kêu lên:
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Tôi nhẹ nhàng quay lại, cầm lấy chiếc khăn tay. Tôi thực sự bối rối, mặt nóng bừng, quay vội đi. Nhà họa sĩ già đã bước tới bậu cửa, bỗng quay lại chụp lấy tay chàng thanh niên, lắc mạnh:
- Chào anh! Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại! Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Tôi cũng lẵng lẽ bước đến chỗ chàng thanh niên, chia bàn tay ra cho anh nắm. Anh nắm lấy bàn tay tôi, bóp nhẹ. Hình như anh hơi run thì phải? Tôi nhìn thẳng vào mắt anh không nói. Anh cũng im lặng nhìn tôi. Nhưng dường như chúng tôi đã nói với nhau tất cả. Tôi thì thầm:
- Chào anh!
Bài trước: Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự (Ngữ văn 9) Bài tiếp: Soạn bài: Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng (trang 202 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)