Soạn bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 1
- Đoạn 1 (từ đầu... vận mệnh thế giới): hiểm họa của chiến tranh hạt nhân.
- Đoạn 2: (tiếp... điểm xuất phát của nó): chiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí nhân loại và tự nhiên.
- Đoạn 3: (còn lại): nhiệm vụ của chúng ta và đề nghị của tác giả.
Nội dung bài họcVăn bản cho thấy nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự hủy diệt của nó. Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là hãy ngăn chặn nguy cơ đó, bảo vệ con người, bảo vệ sự sống.
Văn bản có chủ đề: chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
Hướng dẫn soạn bàiCâu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Hệ thống luận đề, luận điểm, luận cứ của văn bản:
Luận đề: đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Luận điểm:
- Luận điểm 1: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất.
- Luận điểm 2: Đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.
Hệ thống luận cứ:
- Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
- Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người.
- Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại với lý trí của loài người mà còn đi ngược lại với lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa.
- Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Trong đoạn đầu bài văn, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và sự sống trên trái Đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận chứng minh.
- Xác định cụ thể thời gian: “Hôm nay ngày 8-8-1986”.
- Đưa ra những tính toán lý thuyết để chứng minh: con người đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân: 50000 đầu đạn được bố trí khắp hành tinh, ngồi trên một thùng bốn tấn thuốc nổ, làm mất đi mười hai lần sự sống, tiêu diệt tất cả các hành tinh khác,... cách so sánh hình ảnh “thanh gươm Đa-mô-clét”... tất cả gây nhấn mạnh tính hệ trọng về vấn đề chung.
Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Sự tốn kém và tính chất vô lí của chiến tranh hạt nhân:
- Sự tốn kém (so sánh gấp hàng trăm nghìn với chi phí y tế, giáo dục): đầu tư cho chiến tranh: 100 máy bay, 7000 tên lửa, 149 tên lửa MX, 27 tên lửa, hai chiếc tàu ngầm, 10 chiếc tàu sân bay.
- Tính chất vô lí: Sự đối lập giữa nguồn kinh phí quá lớn (đến mức không thể thực hiện nổi) và nguồn kinh phí thực tế đã được cấp cho công nghệ chiến tranh. Chiến tranh hạt nhân là đi ngược lại lí trí con người và tự nhiên.
Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa” vì: nó xóa sạch những thành quả tiến hóa của văn minh loài người và tiến trình tiến hóa của sự sống tự nhiên trên Trái Đất.
- Lời cảnh báo của nhà văn đặt ra là nhiệm vụ cho toàn thể nhân loại. Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người.
Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Văn bản được đặt tên là: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, vì tác giả muốn nhấn mạnh nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Chiến tranh hạt nhân là hành động phản lại sự tiến hóa của tự nhiên và loài người. Chúng ta cùng chung tay, đồng lòng chống lại cuộc chiến tranh cam go, quyết liệt này.
Luyện tập: Cảm nghĩ sau khi đọc văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G. G. Mác-két.Gợi ý:
Bài viết Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của Mác-két đề cập đến vấn đề mang tính thời sự của toàn nhân loại: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. Cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn. Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại ý chí của con người mà còn phản lại sự tiến hóa của tự nhiên. Tất cả những khả năng tốt đẹp của cuộc sống không phải ngẫu nhiên mà có, đó là quá trình tiến hóa lâu dài. Sự sống trên Trái Đất phải trải qua 380 triệu năm thì con bướm mới biết bay; rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở; trải qua 4 kỉ địa chất (trên dưới 40 triệu năm), con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Chỉ cần bấm một cái nút là xóa đi tất cả. Nhân loại cần giữ gìn ký ức của mình, không thể để cho chiến tranh hạt nhân hủy diệt hoàn toàn thành quả tiến hóa của sự sống và văn minh trên trái đất. Nhân loại cần phải đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Đây là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể loài người.
Bản 2/ Soạn bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (siêu ngắn)Bố cục
- Đoạn 1: Từ đầu.... sống tốt đẹp hơn: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đè nặng lên toàn trái đất
- Đoạn 2: Tiếp theo.... xuất phát của nó: Chứng lí cho sự nguy hiểm và phi lí của chiến tranh hạt nhân
- Đoạn 3: Còn lại: Nhiệm vụ của chúng ta và đề nghị của tác giả
Câu 1 (trang 20 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Hệ thống luận điểm
+ Nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thế giới
+ Đấu tranh chống lại và xóa bỏ nguy cơ này vì một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại
- Hệ thống luận cứ
+ Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hủy diệt trái đất và các hành tinh khác
+ Chạy đua vũ trang, nhất là vũ trang hạt nhân là vô cùng tốn kém và hết sức phi lí
+ Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí loài người mà còn ngược lại lí trí tự nhiên, phản lại sự tiến hóa
+ Tất cả nhân loại phải có nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình
Câu 2 (trang 20 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Trong đoạn đầu bài văn, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và sự sống trên trái Đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận chứng minh. Tác giả mở đầu bài viết bằng việc xác định một mốc thời gian cụ thể và đưa ra số liệu cụ thể đầu đạn hạt nhân với những phép tính đơn giản và rõ ràng. Cách nêu vấn đề trực tiếp và đưa những chứng cứ rất rõ ràng, mạnh mẽ của tác giả đã thu hút người đọc, gây ấn tượng về tính chất hệ trọng của vấn đề đang được nói tới.
Câu 3 (trang 20 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Sự tốn kém của chiến tranh vũ trang được đưa ra bằng dẫn chứng
- Dẫn chứng trong cải thiện điều kiện vệ sinh, thực phẩm, nước uống: 100 tỉ đô la dùng cho 100 máy bay ném boom chiến lược B. 1B và 7000 tên lửa vượt đại châu
- Dẫn chứng trong lĩnh vực ý tế: Giá 10 chiếc tàu sân bay sẽ bảo vệ hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét cứu hơn 14 triệu trẻ em
- Dẫn chứng trong việc tiếp tế thực phẩm: Chỉ 27 tên lửa MX đủ trả tiền nông cụ cho các nước nghèo trong 4 năm
- Dẫn chứng trong lĩnh vực giáo dục: 2 tàu ngầm đủ tiền xóa mù chữ cho toàn thế giới
Câu 4 (trang 20 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Chiến tranh hạt nhân xảy ra sẽ phá huỷ, xoá sạch những thành quả tiến hoá của văn minh loài người cũng như tiến trình tiến hoá của sự sống, tự nhiên trên Trái Đất. Con người không muốn chiến tranh xảy ra vì nó hủy diệt nhân loại, cuộc sống hòa bình, hạnh phúc của mọi người.
Lời cảnh báo của nhà văn G. Macket đã đặt ra trước toàn thể nhân loại một nhiệm vụ cấp bách. Đó là chúng ta phải đoàn kết, kiên quyết ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Câu 5 (trang 20 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Văn bản được đặt tên là: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, vì chủ đích của người viết không phải chỉ là chỉ ra mối đe dọa hạt nhân, mà muốn nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu tranh để ngăn chặn nguy cơ ấy. Nhan đề ấy như một khẩu hiệu, kêu gọi, hướng nhân loại tới một thái độ đấu tranh tích cực để bảo vệ nền hòa bình thế giới, văn minh nhân loại.
Luyện tậpBài viết Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn Mác-két đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với chính chúng ta về chiến tranh hạt nhân - điều đang đe dọa trầm trọng đến mạng sống và sự phát triển của toàn nhân loại. Chiến tranh hạt nhân không những ghê gớm như một loại bệnh dịch, có thể quét sạch sự sống trên hành tinh này mà nó còn có thể khiến cho cuộc sống của chúng ta trở về thời kì đồ đá, tiêu diệt hết toàn bộ nền văn minh trong hàng bao nhiêu triệu năm. Bởi vì sự tốn kém của việc chạy đua vũ trang hạt nhân mà chính chúng ta bị tước đi cơ hội phát triển những điều kiện sống tốt đẹp của mình. Bài viết này đã nêu ra những lập luận sắc bén, khiến chúng ta không thể làm ngơ trước mối đe dọa lớn đang đè nặng lên tương lai của loài người, chúng ta phải hành động để bảo vệ một thế giới hòa bình, tốt đẹp không có chiến tranh hạt nhân.
Bài trước: Soạn bài: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - Ngữ văn 9 tập 1 Bài tiếp: Soạn bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo) - trang 21 sgk Ngữ văn 9 Tập 1