Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (cực ngắn) > Soạn bài: Đồng chí - Chính Hữu (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

Soạn bài: Đồng chí - Chính Hữu (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

Bản 1- Soạn bài: Đồng chí (siêu ngắn)

Bố cục của bài thơ gồm 3 phần:

- Phần 1 (7 câu thơ đầu): Cơ sở hình thành tình đồng chí.

- Phần 2 (10 câu tiếp): Biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí.

- Phần 3 (3 câu cuối): Biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí.

Nội dung bài học:

Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng. Đồng thời còn làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của các anh bộ đội cụ Hồ thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Câu thớ thứ bảy - "Đồng chí" là một câu đặc biệt vì chỉ có 1 từ, 2 tiếng và dấu chấm than tạo một nốt nhấn. Câu thơ vang lên như một lời phát hiện, một lời khẳng định.

- Câu thơ như bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn sau

- Câu thơ như lời bật, thốt lên đầy cảm xúc, như tiếng gọi ấm êm.

Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Cơ sở của tình đồng chí qua sáu câu thơ đầu:

- Chung cảnh ngộ, giai cấp, nguồn gốc: xuất thân từ nông dân, từ những vùng quê nghèo.

- Cùng chung mục đích, chung lý tưởng, nhiệm vụ cao đẹp: súng bên súng đầu sát bên đầu.

- Cùng chia sẻ mọi khó khăn gian khổ: đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng:

- Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc về hoàn cảnh, tâm tư và những nỗi lòng của nhau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày... nhớ người ra lính.

- Tình đồng chí là cùng nhau chịu đựng, chia sẻ những thiếu thốn, gian khổ của cuộc đời người lính: Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá... Chân không giày; có những khoảnh khắc cùng trải qua đau khổ từng cơn ớn lạnh, sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

- Tình đồng chí là tình đoàn kết, thương yêu. đầy sức mạnh giữa những người lính: thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Câu 4 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Người lính và cuộc chiến trong ba câu thơ cuối: Biểu tượng của tình đồng chí.

- Không gian hành quân đó là: rừng hoang.

- Thời gian hành quân: đêm nay.

- Thời tiết: lạnh giá, sương muối ⇒ khắc nghiệt.

- Hình tượng người lính: chủ động, đoàn kết, hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu “đứng cạnh”, “chờ giặc tới”.

- Hình ảnh đẹp nhất đó là hình ảnh: “Đầu súng trăng treo”.

+ Nghĩa thực: Người lính hành quân trong rừng đêm, bầu trời cảm tưởng hạ xuống thấp nên người lính thấy trăng có lúc như đang treo lơ lửng trên đầu súng.

+ Nghĩa biểu tượng: Người lính cầm sung để bảo vệ cuộc sống hòa bình. “Súng” và “trăng” là một cặp đồng chí cứng rắn – hiền dịu, hiện thực – lãng mạn, chất thép - chất tình, chiến sĩ - thi sĩ, gần – xa,... làm nên vẻ đẹp tâm hồn người lính.

Câu 5 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Tác giả đặt tên cho bài thơ là “Đồng chí” vì tác giả muốn nhấn mạnh cơ sở giai cấp, chúng lý tưởng chiến đấu, tình cảm cách mạng của mối quan hệ giữa những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng.

Câu 6 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Cảm nhận về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp: Anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp bình dị mà cao cả. Các anh đều là những người nông dân của những vùng quê nghèo. Theo tiếng gọi của Tổ quốc và lòng yêu nước nồng nàn các anh đã chịu đựng gian khổ, khó khăn và tham gia chiến đấu vì mục đích, lý tưởng cao đẹp.

Luyện tập

Câu 1 (trang 131 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Học thuộc lòng bài thơ

Câu 2 (trang 131 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận về đoạn thơ cuối bài thơ “Đồng chí”:

Khổ thơ cuối của bài thơ Đồng chí đã thể hiện biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí: Họ cầm súng để bảo vệ hòa bình cho đất nước. Trong cái vắng lặng của rừng hoang sương muối, cái tê buốt giá rét luồn vào da thịt, cái căng thẳng của trận đánh sắp tới, người lính vẫn đoàn kết, hiên ngang, chủ động “chờ giặc tới”. Trên chiến hào giữa sống và chết, tâm hồn người lính vẫn mộng mơ và nên thơ qua hình ảnh: “đầu súng trăng treo”. Đây là một hình ảnh rất thực: người lính hành quân trong rừng đêm, bầu trời cảm tưởng hạ xuống thấp nên người lính thấy trăng có lúc như đang treo lơ lửng trên đầu súng. Chữ “treo” ở đây rất thơ mộng như nối liền mặt đất và bầu trời. Câu thơ rất giàu ý nghĩa và mang tính biểu tượng cao. “Súng” và “trăng” là một cặp đồng chí cứng rắn – hiền dịu, hiện thực – lãng mạn, chất thép - chất tình, chiến sĩ – thi sĩ, gần – xa,... làm nên vẻ đẹp tâm hồn người lính.

Bản 2/ Soạn bài: Đồng chí (siêu ngắn)

Bố cục bài thơ được chia làm 3 phần:

- Phần 1 (6 câu đầu): Những cơ sở của tình đồng chí

- Phần 2 (11 câu tiếp): Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chi

- Phần 3 (3 câu cuối): Hình ảnh người lính trong đêm canh gác

Câu 1 (trang 130 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

- Câu thơ thứ 7 có điều đặc biệt là nó chỉ có 2 chữ, một dấu chấm than

- Mạch cảm xúc của bài thơ bắt đầu từ việc dẫn dắt hoàn cảnh của người người lính ở khắp mọi miền tổ quốc với những hoàn cảnh khác nhau, ngày hôm nay họ gặp nhau. Họ là đồng chí. Như một phát hiện, một lời khẳng định chắc nịch. Dù là ở đâu sống trong hoàn cảnh nào. Họ vẫn là đồng chí của nhau

Câu 2 (trang 130 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Cơ sở để hình thành tình đồng chí

- Sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân: Đều sinh ra ở làng quê nghèo, đất đai đầy sỏi đá

- Cùng chung chí hướng: Giành lại độc lập tự do cho dân tộc

- Cùng vào sinh ra tử: súng bên súng đầu sát bên đầu, đêm rét chung chăn

Câu 3 (trang 130 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Tình đồng chí được thể hiện trong tác phẩm

- Sự giúp đỡ, chia sẻ những gánh nặng, nỗi lo toan: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

- Cùng đồng cam cộng khổ vượt qua những ngày thang gian lao, khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật: “Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh.... chân không giày”

- Tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

- Qua đó thể hiện tình cảm đoàn kết, gắn bó keo sơn cùng chung một lòng của những người đồng chí

Câu 4 (trang 130 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Những người lính đang phải sống và chiến đấu trong hoàn cảnh đầy khó khăn, gian khổ và thiếu thốn. Nhưng họ vẫn đoàn kết vẫn sát cánh bên nhau. Trong cái giá lạnh của sương muối lại ấm lên ngọn lửa hồng của tấm lòng, của lí tưởng cách mạng. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình hành vừa tả thực vừa gợi tình. Gợi lên cái hoàn cảnh lênh đênh, ở vị trí cao vời vợi của người lính. Lại nói lên cái cảnh tình của những người đồng chí.

Câu 5 (trang 130 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Từ “Đồng chí” không chỉ một con người cụ thể mà chỉ nhiều con người cùng chung một lý tưởng, cùng đồng cam cộng khổ với nhau để thực hiện được lí tưởng hoài bão đấy. Đồng chí ở đây không chỉ là danh từ mà nó còn thể hiện tình cảm gắn bó keo sơn của những người lính. Là điểm tựa là cầu nối những người lính với nhau

Câu 6 (trang 130 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp: Họ là những con người có lí tưởng hoài bão lớn lao sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì đôc lập dân tộc. Hoài bão lớn bên trong những con người bình dị. Họ ung dung, lạc quan đón nhận những khó khăn gian khổ. Họ luôn biết cách yêu thương, đùm bọc, hia sẽ lẫn nhau. Đặc biệt họ là những con người anh dũng, quả cảm.

Luyện tập

Câu 1 (trang 131 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Học thuộc lòng

Câu 2 (trang 131 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Ba câu thơ cuối bài thơ là bức tranh đậm chất lãng mạn về hình ảnh của những người lính trong kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí keo sơn. Cái giá lạnh và đêm tối của rừng thử thách tinh thần chiến đấu của những người lính. Giữa bức tranh chiến trường ấy, hình ảnh những người lính hiện lên càng đẹp đẽ. Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới: "chờ giặc tới" thể hiện tư thế sẵn sàng, chủ động của những người lính trong mọi hoàn cảnh chiến đấu. Hình ảnh "đứng cạnh bên nhau" vừa là hình ảnh thực, những người lính đang truyền cho nhau hơi ấm để vượt qua cái giá lạnh của sương muối. Nhưng đồng thời nó cũng là hình ảnh biểu tượng cho tinh thần đoàn kết một lòng. Chỉ có tinh thần đoàn kết, tình đồng chí mới có thể tạo thêm sức mạnh cho họ vượt qua khó khăn từ thiên nhiên, từ kẻ thù. Câu thơ cuối khép lại bài thơ với một hình ảnh độc đáo "đầu súng trăng treo". Khẩu súng được đeo trên vai những người lính như chạm vào cả ánh trăng trên bầu trời đêm. Súng là biểu tượng của tinh thần chiến đấu ngoan cường, ánh trăng là biểu tượng của tâm hồn bay bổng lãng mạn. Những người lính không chỉ đẹp vẻ đẹp của tinh thần chiến đấu ngoan cường mà ở học còn toát lên vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn.