Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (cực ngắn) > Soạn bài: Ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì II - trang 109 sgk Ngữ văn 9 Tập 2

Soạn bài: Ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì II - trang 109 sgk Ngữ văn 9 Tập 2

Bản 1/ Soạn bài: Ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì II (siêu ngắn)

I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập

Câu 1 (trang 109 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Nhận biết các thành phần biệt lập và khởi ngữ trong câu.

Khởi ngữ

Thành phần biệt lập

Tình thái

Cảm thán

Gọi-đáp

Phụ chú

Điều này

Dường như

Vất vả quá

Thưa ông

Những người con gái... nhìn ta như vậy

Câu 2 (trang 110 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Đoạn văn tham khảo

“Bến quê” là một câu chuyện về cuộc đời. Một cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta với những nghịch lí không dễ gì hóa giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp đâu đó một số phận giống như hoặc gần giống như số phận nhân vật Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu. Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi sau khi đã rong ruổi hết cuộc đời vì một lí do nào đó không thể đi được nữa con người mới nhận ra rằng gia đình chính là tổ ấm cuối cùng đưa tiễn ta về nơi vĩnh hằng. Cái chân lí ấy tiếc thay, Nhĩ chỉ nhận ra vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình. Một chân lí sâu sắc và thấm thía. Có thể nói “Bến quê” là câu chuyện bàn về ý nghĩa cuộc sống, nhân vật Nhĩ là một nhân vật tư tưởng nhưng là thứ tư tưởng đã được hình tượng hóa một cách tài hoa và có khả năng gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc.

II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Câu 1 (trang 110 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Đoạn trích (a): Nhưng, nhưng rồi, và thuộc phép nối.

- Đoạn trích (b): Cô bé – cô bé thuộc phép lặp; cô bé – nó thuộc phép thế.

- Đoạn trích (c): “Bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa! ”- thế thuộc phép thế.

Câu 2 (trang 110 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Điền từ vào ô thích hợp

Phép liên kết

Ngữ liệu

Lặp từ ngữ

Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng

Thế

Nối

Đoạn a

Mưa - mưa đá - tiếng lanh canh - gió

Nhưng, nhưng rồi, và

Đoạn b

Cô bé

Cô bé - nó

Đoạn c

Bất bình - khinh bỉ - cười kháy - Pháp - Nã phá luân - Mĩ - Hoa Thịnh Đốn

Bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa - thế

Câu 3 (trang 111 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Xem xét đoạn văn đã viết trong mục I. 2:

- Liên kết về nội dung: các câu văn cùng góp phần làm rõ nội dung của truyện ngắn “Bến quê”, và nêu lên cảm nhận người đọc.

- Liên kết về hình thức:

+ Giữa câu (1) với câu (2) có từ truyện sử dụng phép lặp từ “cuộc đời” để liên kết.

+ Giữa câu (5) và câu (6) sử dụng phép thế: cái chân lí áy – môt chân lí sâu sắc và thấm thía.

III. Nghĩa tường minh và hàm ý

Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Hàm ý câu nói của người ăn mày: “Địa ngục là chỗ ở của các ông” (Người nhà giàu).

Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

a) Câu: “Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp” có thể hiểu là “Đội bóng huyện chơi không hay” hoặc “Tôi không muốn bình luận về việc này”.

Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ (nói không đúng đề tài)

b) Câu: “Tớ báo cho Chi rồi” hàm ý “Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn”. Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng.

Bản 2/ Soạn bài: Ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì II (siêu ngắn)

I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập

Câu 1 (trang 109 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Khởi ngữ

Các thành phần biệt lập

Tình thái Cảm thán Gọi - đáp Phụ chú
Xây cái lăng ấy Dường như Vất vả quá Thưa ông Những người con gái... nhìn ta như vậy

Câu 2 (trang 110 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

"Bến quê" là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Kết thúc truyện là một cảm xúc lâng lâng khó tả, những dư vị về niềm thương, nối xót xa cứ trở đi trở lại trong lòng người đọc. Dường như, chỉ khi trải qua những sóng gió của cuộc đời con người ta mới cảm nhận hết tình cảm thân thương, sự hi sinh tần tảo của người vợ. Chỉ khi đôi chân không còn đi được nữa, con người ta mới có cơ hội lặng ngắm những điều giản dị, thân thương nhất trong cuộc đời mình. Đọc "Bến quê", ta không khỏi suy ngẫm về cuộc đời, về những hạnh phúc giản dị quanh ta, mà có đôi lúc, ta đã chợt lãng quên.

II. Liên kết câu và liên kết đoạn

Câu 1 (trang 110 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

a. Nhưng, nhưng rồi, và thuộc phép nối

b. Cô bé – cô bé: thuộc phép lặp; cô bé – Nó: thuộc phép thế

c. Thế thuộc phép thế

Câu 2 (trang 110 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Phép liên kết

Lặp từ Đồng nghĩa trái nghĩa và liên tưởng Thế Nối
Từ ngữ tương ứng Cô bé Thế, nó Nhưng, những rồi, và

III. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý

Câu 1 (trang 111 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Qua câu ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ cả rồi, người ăn xin muốn nói: địa ngục là nơi dành cho bọn nhà giàu (bọn người chất đầy tội lỗi ở trần gian).

Câu 1 (trang 111 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

a. Nam không muốn nói thẳng ý kiến chê của mình (để tránh mếch lòng bạn), do đó cố ý vi phạm phương châm cách thức (nói mơ hồ) và phần nào phương châm quan hệ (noi chệch đề tài).

b. Huệ muốn nói rằng "còn Nam và Tuấn mình vẫn chưa báo". Huệ cố ý vi phạm phương châm về lượng (nói thiếu), có lẽ để nhẹ đi phần chưa hoàn thành trách nhiệm của mình.