Soạn bài: Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm (trang 6 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)
Bản 1/ Soạn bài: Bàn về đọc sách (siêu ngắn)
Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (từ đầu… đến “thế giới mới”): Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
- Phần 2 (Tiếp đến “tiêu hao lực lượng”): Nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lệch của việc đọc sách ngày nay.
- Phần 3 (còn lại): Bàn về các phương pháp đọc sách hiệu quả nhất.
Nội dung bài học
Bài viết của tác giả Chu Quang Tiềm đã nêu ra những ý kiến xác đáng về việc chọn sách và đọc sách, phương pháp đọc sách hiệu quả trong thời đại ngày nay.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 6 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Vấn đề nghị luận: việc đọc sách. Tác giả trình bày 3 luận điểm chính.
(Ba luận điểm của bài viết là nội dung ba phần trong mục Bố cục đã nêu trên).
Câu 2 (trang 6 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
- Tầm quan trọng của việc đọc sách:
+ Nó ghi chép, đúc kết kinh nghiệm, thành tựu mà con người đạt được.
+ Nó đánh dấu những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.
+ Nó là kho tàng tri thức và giá trị tinh thần mà loài người tích lũy được.
- Ý nghĩa của việc đọc sách:
+ Là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
+ Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát hiện thế giới mới.
+ Không có sự kế thừa cái đã qua không thể tiếp thu cái mới.
Câu 3 (trang 6 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Muốn tích lũy học vấn, đọc sách có hiệu quả trước tiên cần biết chọn lựa sách mà đọc. Theo tác giả, có hai nguy hại thường gặp:
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống”, không kịp tiêu hoá.
+ Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian.
- Cách chọn lựa sách mà tác giả đưa ra:
+ Chọn những quyển sách thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
+ Cần đọc kỹ cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
+ Đảm bảo nguyên tắc “vừa chuyên vừa rộng”, trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cần chú ý các loại sách thường thức, kế cận với chuyên môn.
Câu 4 (trang 7 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách:
+ Không đọc lấy số lượng. Không nên đọc lướt qua, đọc để trang trí bề mặt mà phải vừa đọc vừa suy ngẫm: “trầm ngâm - tích luỹ - tưởng tượng”.
+ Đọc có kế hoạch, có hệ thống, không đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân.
Câu 5 (trang 7 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Yếu tố tạo nên sức thuyết phục cho bài văn:
- Cách nói ví von, lập luận chặt chẽ làm tăng sức thuyết phục, làm cơ sở tiền đề cho việc lập luận ở phần sau.
- Ngoài cách viết giàu hình ảnh, cách ví von, so sánh vừa cụ thể, thú vị vừa sâu sắc, văn bản còn hấp dẫn bạn đọc ở nhiều phương diện:
- Nội dung lời bàn và các lời bình vừa đạt lý vừa thấu tình.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lý.
- Các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
Luyện tập
Phát biểu điều mà em thấm thía...
Đoạn văn tham khảo
Ngày nay chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI – một thế kỷ của nền văn minh tri thức nên việc đọc sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Sách là kho tàng tri thức bất tận của nhân loại vì thế đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát hiện thế giới mới. Đọc sách chính là lấy thành quả của nhân loại trong quá khứ làm xuất phát điểm để phát hiện cái mới của thời đại này. Đọc sách không chỉ đem lại tri thức mà còn giúp con người rèn luyện nhân cách và trau dồi đạo đức. Cho dù xã hội có phát triển tới đâu thì những giá trị to lớn mà sách đem lại cho con người vẫn không thể nào xóa bỏ được. Nếu không có sách lịch sử im lặng, văn chương câm điếc.
Bản 2/ Soạn bài: Bàn về đọc sách (siêu ngắn)
Bố cục của bài gồm 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến nhằm phát hiện thế giới mới: Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
- Phần 2: Từ Lịch sử càng tiến lên đến tự tiêu nhiều lực lượng: Việc đọc sách trong tình hình hiện nay dễ gặp các khó khăn, các nguy hại nào.
- Phần 3: Phương pháp đọc sách: cách lựa chọn sách để đọc và cách đọc để có hiệu quả
Soạn bài
Câu 1 (trang 6 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
Vấn đề nghị luận của văn bản là:
- Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
- Việc đọc sách trong tình hình hiện nay dễ gặp các khó khăn, các nguy hại nào.
- Phương pháp đọc sách: cách lựa chọn sách để đọc và cách đọc để có hiệu quả
Tác giả đã đưa ra vấn đề nghị luận một cách lần lượt có thứ tự, từ vai trò, đến tác hại của chọn và đọc sách, cuối cùng là phương pháp đọc sách hiệu quả
Câu 2 (trang 6 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Vai trò của sách:
- Vai trò quan trọng với con đường phát triển của nhân loại.
- Sách đã ghi chép, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà nhân loại đã tìm tòi, tích lũy được qua từng giai đoạn, từng thời kì.
- Sách là kho tàng quý báu lưu giữ di sản tinh thần của nhân loại suốt mấy nghìn năm nay.
- Đọc sách là một con đường gom góp, tích lũy nâng cao vốn tri thức hiểu biết của con người, là cách tốt nhất để tiếp nhận kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm sống.
- Đọc sách còn là sự chuẩn bị hành trang để tiến hành cuộc rèn luyện lâu dài trên đường học vấn, tích lũy tri thức nhằm khám phá và chinh phục thế giới quanh ta
Câu 3 (trang 6 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Cầm phải lựa chọn sách mà đọc vì:
- Đọc sách nhiều khiến người ta “ăn tươi nuốt sống” không kịp “tiêu hóa”, không biết nghiền ngẫm và cũng không chuyên sâu.
- Có nhiều sách khiến người đọc khó chọn lựa, nhất là dễ lãng phí thời gian và sức lực vào những quyển sách vô bổ, những quyển sách không thực sự hữu ích.
Cách chọn sách:
- Không nên tham đọc nhiều, đọc lung tung mà đọc phải chọn cho tinh.
- Cần đọc kĩ, hiểu sâu các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình.
- Trong khi đọc các tài liệu chuyên sâu cũng lưu ý là không được quên đọc các loại sách phổ thông, thường thức, loại sách ở các lĩnh vực kề cận, gần gũi.
Câu 4 (trang 7 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Phương pháp đọc sách mà tác giả đã nêu ra là:
- Không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mặt, mà phải vừa đọc vừa suy ngẫm.
- Không nên đọc một cách tràn lan, tùy hứng mà cần phải đọc có kế hoạch và có hệ thống
- Đọc sách không chỉ là việc học tập, tích lũy tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, là chuyện học làm người.
Câu 5 (trang 7 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Các yếu tố cơ bản khiến cho bài văn có sức thuyết phục cao là:
- Cách trình bày của tác giả từ nội dung đến hình thức nghệ thuật đều thấu tình đạt lí.
-Các nhận định, ý kiến ông đã đưa ra đều xác đáng, hợp lẽ.
- Bài văn có một bố cục chặt chẽ hợp lí, mọi ý tưởng được dắt dẫn tự nhiên đúng lẽ.
- Cách viết của tác giả lại nhiều hình ảnh, nhiều cách ví von vừa cụ thế vừa thú vị...
Luyện tập
Bài viết của Chu Quang Thiềm đã giúp em nhận ra ý nghĩa, giá trị của việc đọc sách trong quá trình tích lũy và nâng cao học vấn của con người. Đọc sách không phải là đọc cho nhiều mà đọc để lấy cái cốt lõi. Theo đó cũng nên biết chọn sách mà đọc. Từ đó em có thể nhìn nhận lại cách đọc sách của mình và phát huy cách đọc đúng, hiệu quả cao.
Bài tiếp: Soạn bài: Khởi ngữ - trang 7 sgk Ngữ văn 9 Tập 2